Luật Doanh nghiệp năm 2014 (hiện hành) đã bãi bỏ quy định Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp Chủ tịch hội đồng quản trị (quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005). Thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tich Hội đồng quản trị nay thuộc về Hội đồng quản trị.
Điều kiện hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thôi việc được xác định theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012.
Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản về việc giải thể công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình quản trị (cơ cấu tổ chức quản lý): mô hình quản trị có Ban Kiểm soát, hoặc mô hình quản trị không có Ban Kiểm soát.
Nếu như điều lệ công ty của quy định việc bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị có thể lấy ý kiến bằng văn bản thì có thể tiến hành thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Đại hội đồng cổ đông.
Pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp là người thực hiện giao dịch của doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiên là người đại diện theo pháp luật nếu điều lệ công ty quy định có hơn một người là đại diện theo pháp luật.
Hợp đồng giao dịch của công ty TNHH phải do người đại diện theo pháp luật của công ty đó ký kết mới có hiệc lực pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyển cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng quản trị được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc là những chức danh quản lý trong công ty cổ phần, được phân định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, không ai "to" hơn ai.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị khi phát hiện vi phạm theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Nếu bầu cử theo cách thức truyền thống, thì số người trúng cử phụ thuộc vào số phiếu bầu của một nhóm sở hữu đa số cổ phần. Còn bầu cử theo phương thức dồn phiếu, nhóm cổ đông đa số chỉ bầu được đa số, chứ không phải là toàn bộ số người trúng cử.
Ban quản trị chung cư là pháp nhân có con dấu và phải được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị trong trường trung cấp tư thục là đại diện duy nhất của Chủ sở hữu, có nhiệm kỳ 5 năm, sau 5 năm, nhà trường phải thực hiện thủ tục bầu, bổ nhiệm lại Hội đồng quản trị và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên, điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Luật sư tư vấn về thủ tục, điều kiện tiến hành, tỷ lệ thông qua, việc ủy quyền, ký kết văn bản khi tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Với tính chất thường trực của Hội đồng quản trị thì những quy định về giới hạn trách nhiệm của Hội đồng quản trị là hết sức quan trọng, để tránh việc Hội đồng quản trị bị lợi dụng để phục vụ cho những nhóm lợi ích trong công ty.
Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Để trờ thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, cần đáp ứng đủ các điều kiện, được bầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Việc trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị phụ thuộc vào phiếu bầu của Hội đồng quản trị là yếu tố quyết định.
Hiện tại tôi đang là cổ đông của một công ty cổ phần theo mô hình đơn hội đồng. Cho tôi hỏi điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị. Tôi có thể đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty có được không?
Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp năm 2014.