Mục tiêu của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Một là, khái niệm về nhãn hiệu liên kết
- Theo khoản 19 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) thì “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.
Hai là đặc điểm của nhãn hiệu liên kết
Như vậy, nhãn hiệu liên kết còn có tên là nhãn hiệu bao vây, mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Ba là lưu ý về tờ khai khi đăng ký nhãn hiệu liên kết
Theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết, như sau: “Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây: (i) Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó; (ii) Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó; (iii) Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết quy định tại điểm e khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ, mà phải tuân theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểm 39 của Thông tư này”(tiểu mục 37.4.b).
Luật gia Phạm Văn Hùng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận