Công nhận hội đồng quản trị trường Trung cấp tư thục

Hội đồng quản trị trong trường trung cấp tư thục là đại diện duy nhất của Chủ sở hữu, có nhiệm kỳ 5 năm, sau 5 năm, nhà trường phải thực hiện thủ tục bầu, bổ nhiệm lại Hội đồng quản trị và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ đề nghị công nhận Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp, hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị công nhận Hội đồng quản trị của Trường trung cấp tư thục theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục.

Trong trường trung cấp tư thục thì Hội đồng quản trị được lập khi có ít nhất 2 thành viên góp vốn. Trường hợp chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu, thì Chủ sở hữu đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn:
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
  • Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường;
  • Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng;
  • Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
  • Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường;
  • Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:
  • Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;
  • Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;
  • Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.


Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.

Chủ tịch hội đồng quản trị là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.

Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

Thủ tục thành lập hội đồng quản trị

1. Thủ tục thành lập hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên

a) Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị

Người đại diện hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm: Thành viên ban sáng lập, thành viên góp vốn để xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị.

b) Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

c) Tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũ giáo viên trong trường tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu ra đại diện tham gia hội đồng quản trị;

d) Bầu chủ tịch hội đồng quản trị, thư ký hội đồng quản trị;

đ) Thành lập hội đồng quản trị của trường trung cấp tư thục

Người đại diện hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân đứng tên thành lập trường lập hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính thành lập hội đồng quản trị của nhà trường.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính quyết định thành lập hội đồng quản trị của nhà trường. Quyết định thành lập hội đồng quản trị phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng quản trị. Trường hợp không thành lập phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục thành lập hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp

Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này để đề nghị thành lập hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp.

Hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng quản trị

Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập, công nhận Hội đồng quản trị được quy định cụ thể trong Thông tư số47/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
  • Văn bản đề nghị thành lập hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;
  • Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;
  • Danh sách trích ngang và sơ yếu lý lịch của chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;
  • Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị.
Nơi nhận hồ sơ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].