Nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, một số điểm cần chú ý

Nhóm công ty là tổ hợp các công ty có mối liên kết công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, thực hiện đồng thời hai chức năng: kinh doanh và liên kết kinh tế.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Luật số 68/2014/QH13, được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 8 năm 2014 để thay thế Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua năm 2005), có những quy định mới về nhóm công ty.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, về khái niệm, đặc điểm nhóm công ty.

Khái niệm: Luật Doanh nghiệp năm 2014, mặc dù có tên là nhóm công ty, nhưng nội dung chương không có điều khoản nào quy định cụ thể về khái niệm nhóm công ty. Tuy nhiên, theo thông lệ chung của thế giới, có thể quy định nhóm công ty là tổ hợp các công ty có mối liên kết công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, thực hiện đồng thời hai chức năng: kinh doanh và liên kết kinh tế. ( Tìm hiểu về cách đăng ký kinh doanh )

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát nhất, nhóm công ty là tập hợp các công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân,có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, thực hiện đồng thời hai chức năng là kinh doanh và liên kết kinh tế.

Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty.

Một là, nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các công ty thành vên. Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết giữa các công ty để hình thành nhóm công ty dựa trên ý chí tự nguyện của chính công ty đó. Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện hành vi liên kết. Tuy nhiên trong một số trường hợp do điều kiện cạnh tranh cũng như ảnh hưởng tới tíh tự nguyện liên kết, quy luật cạnh tranh trong nên kinh tế sẽ buộc các doanh nghiệp phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa nguồn lực của doanh nghiệp đó. Dựa trên tính chất ngành nghề, các nhớm công ty được hình thành: nhóm công ty liên kết theo chiều ngang; nhóm công ty liên kết theo chiều dọc; nhóm công ty liên kết hỗn hợp. Dựa vào phương thức hình thành, các nhóm công ty chia thành: nhóm công ty liên kết cứng; nhóm công ty liên kết mềm; nhóm công ty liên kết trên cơ sở xác lập thống nhất tài chính và kiểm soát tài chính.

Hai là, nhóm công ty có tên riêng, có trụ sở riêng. Tên riêng của nhóm để chỉ một tập hợp các công ty độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế. Tên rieeng của nhóm để phân biệt giữa nhóm công ty với các công ty trong nhóm và phân biệt nhóm công ty này với nhóm công ty khác. Nhóm công ty có trụ sở ổn định, rõ ràng. Trụ sở của nhóm công ty là nơi để thực hiện hoạt động quản trị nhóm công ty nói chung và các công ty trong nhóm nói riêng.

Ba là, nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng. Mỗi công ty trong nhóm là một chủ thể với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp của các công ty tạo thành nhóm không hướng đến việc hình thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên kết nhằm tối đa hóa lợi ích của từng công ty kinh doanh độc lập. Vì vậy, nhóm công ty không có tư cách pháp nhân, sự vận hành của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

Nhóm công ty hình thành từ sự liên kết những không xuất phát từ quá trình góp vốn chung, vì vậy nhóm công ty không nhận sự chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các công ty thành viên nên không có tài sản chung. Các công ty thành viên thực hiện nghãi vụ đóng góp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết cho hoạt động của nhóm. ( TÌm hiểu thêm về đăng ký kinh doanh qua mạng )

Thứ hai, về các hình thức nhóm công ty.

Điều 188 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:"1- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. 2- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật".Như vậy, nhóm công ty bao gồm: tổ hợp công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và một số hình thức khác.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ ba, một số bất cập trong quy định của pháp luật doanh nghiệp về nhóm công ty.

Chương VIII của Luật Doanh nghiệp năm 2014 mặc dù có tên là nhóm công ty nhưng nội dung chương không có điều nào quy định cụ thể về nhóm công ty. Do vậy đã dẫn đến những tồn tại, bất cập trong các quy định có liên quan về tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sẽ nêu dưới đây.

Một là, quy định chung về nhóm công ty.

Để đảm bảo tính bao quát, đồng bộ, thống nhất các quy định về nhóm công ty, trong Luật Doanh nghiệp đáng lễ nên quy định rõ khái niệm nhóm công ty, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhóm công ty và phân loại nhóm công ty, trên cơ sở đó cụ thể hóa các quy định có liên quan về nhóm công ty nói chung vàtập đoàn kinh tế, tổng công tynói riêng.

Để đảm bảo tính bao quát, đồng bộ, thống nhất các quy định về nhóm công ty, trong Luật Doanh nghiệp đáng lễ nên quy định rõ khái niệm nhóm công ty, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhóm công ty và phân loại nhóm công ty, trên cơ sở đó cụ thể hóa các quy định có liên quan về nhóm công ty nói chung vàtập đoàn kinh tế, tổng công tynói riêng. ( Tìm hiểu cách đăng ký kinh doanh online )

Theo thông lệ chung, có thể quy định nhóm công ty là tổ hợp các công ty có mối liên kết công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, thực hiện đồng thời hai chức năng: kinh doanh và liên kết kinh tế.

Phân loại nhóm công ty có nhiều cách, nhưng cách phân loại có ý nghĩa thực tiễn nhất, theo chúng tôi nên phân loại theo số cấp doanh nghiệp trong nhóm công ty. Nhóm công ty càng có nhiều cấp doanh nghiệp thì càng phức tạp trong quản lý, điều hành. Như vậy, chúng tôi kiến nghị nên phân hai loại như sau: loại nhóm công ty có hai cấp doanh nghiệp và loại nhóm công ty có từ ba cấp doanh nghiệp trở lên. Như vậy, trong loại thứ hai bao gồm cả loại nhóm công ty thứ nhất.

Thứ hai, quy định về công ty mẹ.

Tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó; c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.

Có thể thấy, quy định nêu trên ẩn chứa những bất cập, cụ thể là:

Đang đồng nhất giữa quyền chi phối và cách thức để có được quyền chi phối đối với một doanh nghiệp. Ví dụ: Hai quyền đầu tiên không phải là quyền chi phối mà đó là cách thức, phương tiện để có được quyền chi phối thông qua quyền sở hữu, đầu tư để nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng cổ phần của công ty.

Đáng lẽ ra, trước hết nên quy định rõ quyền chi phối là gì, tiếp theo quy định nội dung cụ thể về quyền chi phối bao gồm những gì và thứ ba là quy định cách thức để có được quyền chi phối đối với một doanh nghiệp. Ví dụ: cách thức để có được quyền chi phối gồm có:

(1) Đầu tư nắm giữ 100% vốn điều lệ để trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;

(2) Thông qua thỏa thuận về quyền được sử dụng bí quyết, công nghệ, thương hiệu, tham gia thị trường nội bộ, tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trong tổ hợp công ty mẹ và các công ty con để cùng sản xuất một hoặc một số sản phẩm mà mỗi công ty có thể đảm nhận một hoặc một số công đoạn khác nhau.

Căn cứ vào Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định đối với công ty cổ phần có thể suy ra, để nắm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ phải từ 65% đối với công ty cổ phần và từ 75% đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Như vậy, nếu công ty mẹ chỉ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con thì chưa đủ mức để có quyền quyết định hoặc thông qua quyết định các vấn đề quan trọng của công ty con, mà tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ phải là từ 65% đối với công ty cổ phần và từ 75% đối với công tytrách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên.

Căn cứ vào các quy định chung nêu trên về nhóm công ty và mối liên kết công ty mẹ - công ty con sẽ cụ thể hóa các quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty một cách phù hợp.

Ba là, quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

Khái niệm tập đoàn kinh tế theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu trên như vậy, vẫn còn những tồn tại, bất cập cơ bản, chẳng hạn như không phân biệt rõ giữa tập đoàn kinh tế và tổng công ty, đặc biệt là không rõ ràng, thậm chí bất cẩn khi nêu tập đoàn kinh tế, tổng công ty là:“nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác”.

Bởi, trong nhóm công ty chỉ có công ty mẹ có sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại các công ty khác chứ các công ty khác không có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Hơn nữa, mối quan hệ đầu tư trong nhóm công ty chủ yếu chỉ có quan hệ đầu tư xuôi, tức là doanh nghiệp cấp một đầu tư vào doanh nghiệp cấp hai và doanh nghiệp cấp hai đầu tư vào doanh nghiệp cấp ba, chứ không có quan hệ đầu tư ngang, đầu tư chéo, đầu tư vượt cấp doanh nghiệp từ doanh nghiệp cấp một vào doanh nghiệp cấp ba và càng không có quan hệ đầu tư ngược từ doanh nghiệp cấp ba vào doanh nghiệp cấp hai và từ doanh nghiệp cấp hai vào doanh nghiệp cấp một.

Bốn là, về việc đồng bộ, thống nhất về các loại tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, giữa các văn bản pháp quy.

Cụ thể, mặc dù có sự liên quan mật thiết với nhau nhưng chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định sau đây:

(i) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ của công ty mẹ đối với công ty con để đảm bảo quyền chi phối;

(ii) Tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ để có quyền thông qua quyết định của doanh nghiệp;

(iii) Tỉ lệ vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, và:

(iv) Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của công ty mẹ TĐKT, TCT nhà nước. Chẳng hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty mẹ phải nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của công ty con; nhưng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ cần thiết để có quyền thông qua quyết định về các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì lại quy định khác như đã nêu trên; theo Nghị định số 69/2014/NĐ-CP thì quy định Nhà nước phải nắm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ tập đoàn và tối thiểu 65% vốn điều lệ của công ty mẹ Tổng công ty nhà nước; còn theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg thì tùy theo từng ngành, nghề kinh doanh mà tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 4 mức: 100%, từ 75% trở lên, từ 65% đến dưới 75% và từ trên 50% đến dưới 65%; theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, thì tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp gồm 2 loại: nắm giữ 100% và nắm giữ để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest


Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].