Ủy quyền người khác tham gia họp Hội đồng quản trị

Thành viên Hội đồng quản trị được phép ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định rằng trong cuộc họp Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần, một thành viên Hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho một người khác tham dự nếu việc ủy quyền đó được đa số thành viên Hội đồng quản trị.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest- Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest- Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Hội đồng quản trị là gì?


Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thưc hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 03-11 thành viên, và do Điều lệ công ty ấn định số lượng cụ thể.

Trong công ty cổ phần có nhiều cổ đông thì không có hình thức nào hợp lý hơn là các cổ đông bầu những người đại diện tho mình vào Hội đồng quản trị. Có thể nói, triết lý cơ bản khi xây dựng "Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần" là quản trị hiệu quả hướng tới tối đa hóa lợi ích của cổ đông, và nâng cao năng lực chịu trách nhiệm của người quản lý công ty.

Hội đồng quản trị là biểu hiện rõ nhất của phương thức lãnh đạo tập thể. Với vai trò đai diện cho chủ sở hữu để quản lý và giám sát, kiểm soát doanh nghiệp, Hội đồng quản trị có vai trò thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định theo hướng đơn giản hơn, ngoài các trường hợp không được làm thành viên Hội đồng quản trị, thì thành viên Hội đồng quản trị chỉ cần điều kiện là "người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý công ty và không nhất thiết phải là cổ đông".

Hình thức tham gia và ủy quyền cho người khác họp Hội đồng quản trị


Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp: (i) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp; (ii) Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 Điều này; (iii) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác; (iv) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.

Như vậy, hội đồng quản trị có thể thực hiện phương thức họp trực tuyến để các thành viên có thể đưa ra những ý kiến và biểu quyết các vấn đề tại cuộc họp. Luật Doanh nghiệp cũng khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí tối đa cho doanh nghiệp và tăng tỷ lệ thành công khi tổ chức họp hội đồng quản trị hay họp đại hội đồng cổ đông.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198


Thành viên Hội đồng quản trị phải tham gia đầy đủ cuộc họp của Hội đồng quản trị. Việc ủy quyền tham gia cuộc họp phải được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ủy quyền tham gia cuộc họp này, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định rõ ràng, tuy nhiên để thuận lợi cho việc điều hành, các công ty cần phải có quy chế tổ chức của Hội đồng quản trị, hình thức và phương thức ủy quyền tham dự cuộc họp.


Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].