Tư vấn pháp luật: Chia đất khi số đỏ mang tên của người khác

Luật sư tư vấn sổ đỏ...

Hỏi: Số là nhà tôi có hai anh em trai, đã có gia đình và con cái riêng, ông bà có để lại cho miếng đất khoảng 1000m vuông đất ở. ​Ngày xưa vì tình cảm anh em không nghĩ đến chuyện tranh chấp nên tôi có nhuờng cho em tôi đứng tên chủ sở hữu miếng đất nói trên.Đến nay, khi con tôi lớn và lập gia đình riêng tôi nói cho nó miếng đất để làm nhà cửa sinh sống, nhưng khi tôi lên muợn sổ bìa đỏ của em tôi để đi cắt đất cho cháu thì em tôi bảo đất ở đâu mà cho và không trao sổ cho tôi. Tôi đã lên nhà gặp và nói chuyện tình cảm nhiều lần nhưng vì lòng tham em tôi vẫn không chia đất cho tôi. Tôi giận lắm, bây giờ tình cảm anh em đã hết, tôi cũng không thể thuyết phục đuợc em tôi nữa. Nay tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp nếu tôi làm đơn kiện ra pháp luật thì có chia đuợc đất không vì nguời ta bảo em tôi đứng tên trong sổ thì có kiện cũng chỉ tốn tiền chứ không chia đuợc đất đâu. Tôi không hiểu luật nên cũng phân vân lắm, mà nói với luật sư rằng mẹ tôi vẫn còn và đã gần 90 tuổi, bà cũng còn minh mẫn lắm, bà bảo em tôi chia cho tôi một nữa đất nhưng em tôi vẫn không chịu. Tôi xin hỏi luật sư rằng, dù em tôi đứng tên nhưng đây là đất của ông bà để lại, vậy mẹ tôi còn sống có quyền chia đất cho con không và nếu bà mất đi thì di chúc của bà có giá trị không? (Phạm Văn Bách - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
- Trường hợp 1: Để lại đất theo hình thức tặng cho

Tuy nhiên, thông tin anh cung cấp không nêu rõ thời điểm tặng cho quyền sử dụng đất là khi nào nên có hai trường hợp có thể xảy ra là việc tặng cho đó hiệu lực hoặc không có hiệu lực, cụ thể:

+ Nếu việc tặng cho quyền sử dụng đấtđược thực hiện trước thời điểm Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thì hợp đồngtặng cho này có hiệu lực pháp lý.

+ Nếu việc tặng cho quyền sử dụng đấtđược thực hiện sau thời điểm Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thì hợp đồng tặng cho này phải được thực hiện tại UBND có thẩm quyền hoặc công chứng theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của anh, cần phải xét đến thời điểm tặng cho quyền sử dụng đất để xác định tính hợp pháp của hợp đồng này.

Trường hợp việc tặng cho bị vô hiệu thì hai anh em anh không có quyền định đoạt phần tài sản này.

Trường hợp việc tặng cho hợp pháp thì khi này hai anh em anh có quyền sở hữu chung khối tài sản đó. Theo đó, việc định đoạt tài sản chung này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

Theo thông tin anh cung cấp, đến thời điểm này em trai anh đã được đứng tên trên GCNQSD đất, vì vậy em trai anh đã được nhà nước công nhận sở hữu hợp pháp đối với phần diện tích đất đó.

Trường hợp của anh cần phải xác định việc anh để lại cho người em trai đứng tên theo hình thức nào? Có giấy tờ hợp pháp hay không? Việc người em trai anh đứng tên QSD đất có đúng trình tự, thủ tục hay không?

Như vậy, trong trường hợp em trai anh đứng tên đúng trình tự, thủ tục, không vi phạm quyền sở hữu của anh thì đến thời điểm này em trai anh sẽ có quyền sở hữu hợp pháp (chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với phần diện tích đất đó.

Trường hợp em trai anh đứng tên không đúng trình tự, xâm phạm quyền sở hữu của anh thì anh có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy GCNQSD đất đã cấp đó.

- Trường hợp 2: Để lại đất theo hình thức di chúc

Thông tin anh cung cấp không rõ về việc để lại theo di chúc này là di chúc riêng của bố anh hay di chúc chung của cả bố mẹ anh, do đó, có các trường hợp sau:

+ Thứ nhất, di chúc đó là di chúc riêng của bố anh

Trường hợp di chúc hợp pháp thì sẽ thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung của di chúc đó. Trường hợp di chúc bị vô hiệu thì phần di sản thừa kế của bố anh sẽ chia theo pháp luật, theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng bằng nhau:Bố, mẹ, vợ, chồng, các con của người để lại di sản thừa kế(Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005)

+ Thứ hai, di chúc đó là di chúc chung của bố mẹ anh

Theo quy định tại Điều 668 Bộ luật dân sự 2005:“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.”

Theo đó, hiện tại mẹ anh vẫn còn sống do đó, di chúc chung này sẽ chưa có hiệu lực, nên việc chia thừa kế sẽ không được thực hiện.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.