-->

Tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.

1- Khái niệm về quyền sở hữuchế độ sở hữu

Thuật ngữ “quyền sở hữu” và “chế độ sở hữu” được sử dụng rất phổ biến trong các sách, báo pháp lý ở nước ta sống về mặt học thuật, dường như ít có sự phân biệt một cách đầy đủ và toàn diện về hai thuật ngữ này. Việc phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này là rất cần thiết để đi sâu nghiên cứu nội hàm của chúng và trên cơ sở đó nhằm xác lập một cơ chế quản lý đất đai thích hợp khắc phục các “khuyết tật” của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường.
Về mặt lịch sử, quan hệ sở hữu với tư cách là những quan hệ kinh tế xuất hiện trước khi pháp luật ra đời. Hay nói cách khác, quan hệ sở hữu xuất hiện khi tổn tại các hoạt động kinh tế của con người mà hoạt động kinh tế ra đời rất sớm trước khi xuất hiện nhà nước và pháp luật. Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội giữa người với người trong quá trình chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội. 8ẽ là thiếu sót lớn khi nói đến quan hệ sở hữu mà không đề cập đến khái niệm quyền sở hữu. Khái niệm quyền sở hữu ra đời gắn liền với sự xuất hiện của pháp luật nhằm phân biệt quyền của chủ sở hữu này (người này) với chủ sở hữu khác (người khác) đối với một đối tượng sở hữu cụ thể (tài sản). Theo Từ điển tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là “Quyển chiếm giữ, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình”. Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu là “phạm trà pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định"? Pháp luật không chỉ dừng lại ở việc xác lập khái niệm quyền sở hữu mà còn quy định giới hạn,thừa nhận tính hợp pháp và bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với vật (quyền sở hữu). Như vậy, khoa học pháp lý quan niệm quyền sở hữu là tập hợp các quyền sử dụng, quyền hưởng thụ, quyền chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp; quyền tặng cho, phá huỷ, thủ tiêu đối tượng sở hữu theo luật định V.V.. Tựu trung lại,quyền của chủ sở hữu bao gồm ba nhóm quyền: quyền chiếm hữu;quyền sử dụng; quyền định đoạt đối với đối tượng sở hữu. Song Hành với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,các quyền này cũng vận động, phát triển theo xu hướng tập trung hoặc phân tách ra. Theo đó, các quyền trên cũng có thể tập trung vào chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chuyển giao một hoặc một nhóm quyền cho chủ sở hữu khác thực hiện trong khuôn khổ quyền sở hữu của mình được pháp luật quy định. Ví dụ: Chủ sở hữu ruộng đất có thể chuyển quyền sử dụng đất của mình cho nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp thực hiện thông qua hình thức cho thuê mà không ảnh hưởng đến quyền sở hữu của mình sau thời hạn thuê đất. Sự phân giải, chuyển giao các quyền của chủ sở hữu làm cho vai trò của chủ sở hữu năng động hơn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Khi các quan hệ sở hữu được thể chế thành luật pháp và cơ chế vận hành nhất định thì toàn bộ hệ thống pháp luật ấy cùng với toàn bộ cơ chế tổ chức vận hành hợp thành chế độ sở hữu: “Toàn bộ quan hệ sở hữu trong xã hội hợp thành chế độ sở hữu - nền tảng của xã hội tương ứng với mỗi phương thức sản xuất". Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Nếu chế độ sở hữu được thiết lập phù hợp với các quy luật khách quan thì nó sẽ tạo môi trường tốt, thúc dây cho nền kinh tế phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm nền kinh tế, Vì vậy, không thể thiết lập chế độ sở hữu một cách chủ quan, nóng vội mà phải tùy thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội.
Khái niệm về quyền sở hữu và chế độ sở hữu
Khái niệm về quyền sở hữu và chế độ sở hữu

2- Quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai

Ở phần trên đã để cập, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta ra đời khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành dựa trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hoá đất đai,Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai là của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân nhưng không làm rõ khái niệm: và nội dụng cụ thể của hình thức sở hữu này. Vì vậy, trên thực tế đường như có sự đồng nhất giữa sở hữu toàn dân về đất đai và sở hữu nhà nước về đất đai. Về mặt lý luận, muốn đổi mới quan hệ sở hữu đất đai không thể không có sự đi sâu, tìm hiểu và lý giải về hai khái niệm này. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc có hay không sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai.
Quan điểm thứ nhất: không thừa nhận sự đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai. Những người theo quan điểm này cho rằng khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai có những điểm khác biệt với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai: “Không nên đồng nhất sở hữu toàn dân sở hữu nhà nước vì Nhà nước đại điện cho toàn dân chứ không phải Nhà nước với nhân dân là một. Sự thống nhất giữa Nhà nước với nhân dân đến đâu còn tu) thuộc vào chủ trương, chính sách của Nhà nước có phù hợp với lợi ích, cổ đá ứng được hy vọng của nhân dân hay không, Hơn nữa, đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, bên cạnh quyền làm chủ của Nhà nước với tư cách là đại diện cho dân còn có quyền tham gia làm chủ của tập thể những người lao động sử dụng những tài sản ấy"."” Sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm được sử dụng để phản ánh đất đai thuộc về sở hữu chung của một cộng đồng xã hội, bao gồm toàn dân. Khái niệm này không chỉ ra được hay nói cách khác không định danh được một người cụ thể nào là chủ sở hữu đất đai. Sở Hữu toàn dân về đất đai được hiểu là toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội. Còn khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai mang tính cụ thể hơn, nó chỉ ra được Nhà nước là chủ sở hữu đối với đất đai.
Quan điểm thứ hai, đồng nhất giữa khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai với khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai.
Ngược lại với quan điểm thứ nhất, có một số người lại cho rằng ở nước ta, khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai có thể hiểu đồng nhất với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai. Sự đồng nhất này được lý giải bởi lý do xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện trung thành cho ý chí và- nguyện vọng của toàn dân nên lợi ích của Nhà nước cũng chính là lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. Sự đồng nhất khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai với khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai đã tồn tại trong một số sách, báo pháp lý ở nước ta thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, không nên đồng nhất giữa khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992,Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan chưa hề để cập khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai mà chỉ đưa ra khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai thông qua việc quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu (Điều 4 Luật đất đai năm 2013). Như vậy, về mặt pháp lý chỉ tồn tại khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai chứ chưa có sự ghi nhận khái niệm sở hữu nhà nước về đất đai;
Thứ hai, khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là để cập một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể nhưng “toàn dân” không thể tự đứng ra đề thực hiện những“quyền” sở hữu cụ thể (chiếm hữu - sử dụng - định đoạt) mà phải cử người thay mặt mình; nhân danh mình để làm việc đó, trong trường hợp này, Nhà nước là người đủ tư cách nhất, vì Nhà nước ta được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền định đoạt của Nhà Nước đối với đất đai được thực hiện trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là hai mặt của một vấn để và hai mức của quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên - nến xét về mặt pháp luật và chính trị. Sở hữu toàn dân về đất đai là sự biểu hiện của các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu đề thực hiện chế độ nói trên.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp ngâm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và báo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
Quan niệm sở hữu toàn dân
Quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Tìm hiểu chế độ sở hữu toàn dân về đất đai có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].