Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Bài viết sẽ phân tích về vấn đề này.

1- Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

[a] Cơ sở của việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau, về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án được nhanh chóng, đúng đắn; bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ còn phải bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường hợp, pháp luật quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết việc dân sự. Hiện nay, các quy định tại Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ cũng dựa trên những cơ sở đó.
C
Cơ sở của việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

[b] Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Đối với những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nơi có bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do vậy, tòa án nơi có bất động sản sẽ là tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản. Đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu tòa án nơi không có bất động sản giải quyết.

Đối với các vụ việc dân sự khác không phải là tranh chấp, yêu cầu về bất động sản thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu là cá nhân cư trú, làm việc hoặc tòa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu có trụ sở nếu họ là cơ quan, tổ chức. Bị đơn trong vụ án dân sự, người bị yêu cầu trong việc dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng, về mặt tâm lý bị đơn, người bị yêu cầu, người đại diện hợp pháp của họ thường không muốn tham gia tố tụng và thường nêu ra những khó khăn để không đến tòa án. Việc quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bị đơn, người bị yêu cầu, người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Mặt khác, tòa án này cũng có khả năng xác minh nắm được các vấn đề của vụ việc, trên cơ sở đó có đường lối giải quyết phù hợp. Đổi với các vụ án dân sự này, các bên đương sự cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết.
Hiện nay, các quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ được thực hiện theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, Điều luật này quy định theo hướng phân định hai loại việc là thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự và thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt các điểm đ, g, h, i, k, 1, m, n, p, q, r, s, t, u, V, X khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những ngoại lệ về việc xác định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ. Cụ thể là:
- Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nểu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật;
- Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
- Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đổi với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

- Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;
- Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án;
- Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài tòa án;
- Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của đại hội cổ đông, nghị quyết của hội đồng thành viên;
- Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;
- Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Ngoài những quy định mang tính ngoại lệ nói trên, trong trường hợp có nhiều tòa án đều có điều kiện giải quyết một vụ việc dân sự thì để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu trong việc tham gia tố tụng, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện để giải quyết vụ việc. Căn cứ vào quy định này, nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn tòa án giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].