Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng.
Theo nghĩa chung, nguyên tắc được hiểu là "điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc Do vậy, bất kỳ hoạt động có mục đích nào muốn đạt được kết quả đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó. Hoạt động tố tụng dân sự là một dạng của hoạt động thực tiễn, có tính khoa học, do vậy cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng và thực hiện các quy định của nó. Tuy vậy, trên thực tế, các tư tưởng pháp lý chỉ có giá trị bắt buộc nếu được thể hiện dưới hình thức quy phạm pháp luật. Do vậy, các nguyên tắc của một ngành luật thường được quy định trong các văn bản pháp luật về ngành luật đó làm cơ sở cho việc thực hiện và được quy định dưới dạng quy phạm chung. Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nên cũng mang những đặc điểm chung đó. Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự như tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của tòa án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đổi với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là tư tưởng pháp lý chỉ đạo cho nên việc tuân thủ đúng trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Trong xây dựng pháp luật tố tụng dân sự, phải dựa vào các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự để xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp, tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật hoặc thiếu sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật. Ngoài ra, dựa vào các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự cũng có thể tìm ra những mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy phạm pháp luật đã ban hành để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện các quy phạm đó. Trong tố tụng dân sự, việc thực hiện đúng các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được thuận lợi, ngăn chặn được những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tố tụng, bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước toà án. Trong trường hợp pháp luật tố tụng dân sự không có quy định cụ thể thì các chủ thể tố tụng có thể cán cứ vào các nguyên tắc của luật tố tụng mà xác định phương hướng và thực hiện các hành vi tố tụng của mình. Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai)của Công ty Luật TNHH Everest1- Khái niệm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng. Tuy trong pháp luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể những căn cứ vào nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc vi phạm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và dẫn đến hậu quả vụ việc dân sự phải được xét lại, kể cả khi bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].
Bình luận