Nhãn hiệu và thương hiệu không đồng thời là một, nhãn hiệu là một trong các yếu tố xây dựng lên thương hiệu, ngược lại, thương hiệu bao gồm có thể một hoặc nhiều nhãn hiệu.
Thương hiệu (brand) thực chất chưa được ghi nhận ở pháp luật Việt nam cũng như trong các văn kiện pháp lý của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) một cách rõ ràng.
Từ “brand” xuất phát từ “branding”- là việc đóng dấu, đánh dấu lên vật nuôi, súc vật của con người trước đây nhằm tránh nhầm lẫn với các vật nuôi của một người chủ khác. Rồi từ đó, theo nhiều con đường khác nhau mà từ này được sử dụng phổ biến trong thương mại, hàng hóa bởi các thương nhân (dựa trên nghiên cứu của luật sư Trần Tuấn Anh- Nguyên Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.)
Tuy không có định nghĩa thống nhất về thương hiệu, nhưng đều có những điểm chung trong mỗi cách hiểu. Thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, là kết quả của một quá trình lâu dài trong sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố cụ thể như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, slogan… và những yếu tố trừu tượng: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín... thậm chí cả những chính sách, chiến lược bán hàng kỳ quặc. Sự kết hợp của những yếu tố này theo thời gian tạo một dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng, đến mức chỉ nhắc tới tên, người ta đã hình dung được tương đối về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Ví như khi ta nghe đến những cụm từ Channel, Gucci, Brook Brothers, Salvatore Ferragamo, Vivien Westwood,… ta biết được đây là những thương hiệu nổi tiếng trong dòng thời trang cao cấp, xuất xứ từ Mỹ/Italia/Anh, chất lượng sản phẩm tốt, mức giá xa xỉ, được giới thượng lưu ưa chuộng, hãng sản xuất có những chính sách bán hàng đặc biệt (như Luis Vuitton chưa bao giờ áp dụng chính sách bán hàng giảm giá), một điểm nhấn mang tính đặc trưng (như hãng thời trang Burberry nổi bật bởi việc sử dụng vải có họa tiết kẻ ca-rô trên nền vàng làm vải lót áo trend coat, túi xách, cổ và viền túi áo Polo)...hoặc có những đặc trưng, hoàn toàn nổi bật so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, thể hiện sự uy tín, cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhẫm thương hiệu với nhãn hiệu
Người ta hay nhầm hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu, đặc biệt người Việt Nam, khi sử dụng hai thuật ngữ pháp lý này, nhiều trường hợp dịch sai, nhầm lẫn giữa từ "brand" và "trademark". Nhãn hiệu và thương hiệu không đồng thời là một, nhãn hiệu là một trong các yếu tố xây dựng lên thương hiệu, ngược lại, thương hiệu bao gồm có thể một hoặc nhiều nhãn hiệu. Nếu hình dung nhãn hiệu (trademark) là bề ngoài thì thương hiệu (brand) chí là nội dung được chứa đựng bên trong.
Thương hiệu chính là thứ mà các doanh nghiệp đang tạo dựng qua từng ngày, là thứ có giá trị lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được xây dựng và gìn giữ đồng thời cũng là một cơ sở quan trọng trong định giá doanh nghiệp trên các bàn đàm phán M&A (mua bán & sáp nhập).
Hoạt động sản xuất, mua bán hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay hầu hết lợi dụng thương hiệu của các doanh nghiệp lớn, có uy tín nhằm lừa dối người tiêu dùng để thu lợi nhuận, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì là một thứ rất trừu tượng nên việc bảo hộ thương hiệu không đơn thuần giống như việc bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý… do vậy Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng phương án để bảo hộ chính thương hiệu của mình trước khi quá muộn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận