Trong mỗi giai đoạn khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hổ Chí Minh đã kí sấc lệnh sô 76/SL quy định chế độ công chức. Theo quy định của Sắc lệnh này thi chỉ những “công dân Việt Nam được chính quyền cách mạng tuyển bổ giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ ” mới được coi là công chức (trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định). Như vậy, phạm vi công chức quy định trong sắc lệnh nêu trên rất hẹp.
Từ năm 1954, Nhà nước thực hiện chế độ cán bộ nên Sắc lệnh số 76/SL hầu như khống dược áp dụng mặc dù không có văn bản nào chính thức bãi bỏ nó. Trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ thường được sử dụng là thuật ngữ "cán bộ. viên chức". Cán bộ, viên chức bao gồm những người trong biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, trong các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang nhàn dán. Cán bộ. viên chức được hình thành từ bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, phân công khi tốt nghiệp. Như vậy, phạm vi khái niệm cán bộ, viên chức rất rộng và nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức cũng rất phong phú. Khái niệm nàv không phản ánh được đặc điểm nghe nghiệp, tính chất cồng việc, trình độ chuyên môn v.v. của cán bộ, viên chức. Đây là một trong những nguvên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc đào tạo bồi dưỡng, bố trí công tác, đánh giá và thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức.
Để tạo cơ sở pháp lí cho việc tuyển chọn đúng, sử dụng có hiệu quả những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, từng bước xây dựng đội ngũ cổng chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, ngày 25/5/1991 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 69/HĐBT về công chức nhà nước. (Xem thêm thông tin tại:Luật Hành chính Việt Nam)
Theo Nghị định số I69/HĐBT, công chức nhà nước là công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một cồng vụ thường xuvên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ờ trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp. Những đối tượng sau đây thuộc phạm vi công chức:
- Những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.
- Những người làm việc trong các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
- Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.
- Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ quốc phòng.
- Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuvên trong bộ máy của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Những trường hợp riêng biệt khác do Chù tịch Hội đổng bộ trướng quy định.
Như vậy, theo Nghị định số 169/HĐBT phạm vi công chức rộng hơn so với sắc lệnh số 76/SL, bao gồm không chỉ những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ mà cả ở các cơ quan khác của nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm này cũng không bao hàm hết phạm vi công chức.
Ngày 26/2/1998 ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức đánh dấu một bước phát triển mói trong quá trình xây dựng pháp luật về cán bộ, công chức.
Theo Pháp lệnh cán bộ, cổng chức năm 1998 thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuycn làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
- Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Từ năm 1998 đến nay, Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi 2 lần vào các năm 2000 và 2003.
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 thì cán bộ, công chức bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện:
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ớ trung ương, cấp tính, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội:
- Thấm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm viộc trong cư quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhán quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phái là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
- Những người do bầu cứ để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; bí thư, phó bí thư đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã;
- Những người được tuyến dụng, giao giữ một chức danh chuyên mồn nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã.
Cán bộ, công chức được hướng lương từ ngân sách nhà nước. Riêng đối với những người được tuyển dụng, bố nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuvên trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh sửa đổi năm 2003 cũng đặt ra các quy định vẻ việc áp dụng chế độ công chức dự bị. Những quy định này dược cụ thể hoá trong Nghị định của Chính phủ số 115/2003/NĐ-CP về chế độ công chức dự bị theo đó công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức và được phân cống làm việc có thời hạn tại các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân các cấp;
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phù;
- Hội đổng nhân dân, uý ban nhân dân cấp tinh và cấp huyện;
- Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
- Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận