Những logo của những thương hiệu ô tô nổi tiếng xuất phát từ chính tên người sáng lập, địa điểm nhà máy, thậm chí nó còn lấy cảm hứng từ chính những hình ảnh trong cuộc sống: mẫu giấy dán tường, huy hiệu, chữ thập đỏ, chú ngựa chiến, con bò vàng, hình viên kim cương...
Những logo của những thương hiệu ô tô nổi tiếng không chỉ xuất phát từ chính tên người sáng lập, địa điểm nhà máy mà thậm chí còn lấy cảm hứng từ chính những hình ảnh trong cuộc sống như: mẫu giấy dán tường, huy hiệu, chữ thập đỏ, chú ngựa chiến, con bò vàng, hình viên kim cương...
Những biểu tượng thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới.
- Rolls Royce:
Ý nghĩa tên gọi và logo của Rolls Royce khá thú vị. Logo của xe là một chữ R kép, chính là tên viết tắt họ của hai người sáng lập ra mác xe này vào năm 1904: Charles Rolls và Henry Royce. Cùng với logo, bức tượng nổi tiếng gắn trên lưới tản nhiệt cũng là nét độc đáo của Rolls Royce.
- BMW:
Trong suốt Thế chiến thứ nhất, BMW là nhà cung cấp chính các động cơ máy bay cho chính phủ Đức, nên biểu tượng này còn được cho là tượng trưng cho cánh quạt máy bay quay tròn của Bavarian Luftwaffe thời bấy giờ chỉ có hai màu sắc đặc trưng.
- Ettore Bugatti:
Hãng siêu xe nước Pháp, nổi tiếng với "ông hoàng tốc độ" Veyron, được sáng lập bởi một nhà điêu khắc người Italy có niêm đam mê tột độ với xe hơi với cái tên đúng như đã đặt cho hãng đến tận bây giờ, Ettore Bugatti.
- Suzuki:
Suzuki thành lập năm 1909 bởi Michio Suzuki với cái tên Loom Company (Công ty khung cửi Suzuki) chuyên cung cấp khung cửi cho thị trường Nhật Bản. Năm 1929 bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên.
- Chevrolet:
Cái tên Chevrolet cũng chính là tên nhà đồng sáng lập ra hãng xe này. Biểu tượng Chevrolet được người sáng lập William C. Durant phác thảo vào cuối năm 1913 và được nhiều người cho rằng nó được lấy cảm hứng từ một mẫu giấy dán tường.
- Cadillac:
Logo của Cadillac chính là huy hiệu của nhà chỉ huy quân đội đồng thời là một nhà thám hiểm nổi tiếng xứ Pháp, ông Antoine de la Mothe Cadillac. Biểu tượng này gồm vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip.
- Audi:
Năm 1932, 4 nhà sản xuất ôtô là Audi, Horch, DKW và Wanderer đã hợp nhất thành Auto Union, với biểu tượng của Auto Union là bốn vòng tròn móc vào nhau. Đến năm 1985 Auto Union đã trở thành Audi mà chúng ta biết đến ngày nay.
- Fiat:
Fiat là các chữ cái đầu của Fabbrica Italiana Automobili Torino (Italian Automobile Factory of Turin). Trải qua những thăng trầm của hơn một thế kỷ tồn tại, hãng e từng một thời là số 1 châu Âu đã thay đổi tới 14 logo.
- Chrysler:
Chrysler đặt theo tên nhà đồng sáng lập Walter P. Chrysler với logo “Ngôi sao 5 cánh”. Logo này không được sử dụng kể từ sau khi Chrysler sáp nhập với Daliler vào năm 1998. Đến 2007, Chrysler được chuyển nhượng cho Cerberus và logo cũ lại được hồi sinh. Cuối năm 2014, Fiat (chủ sở hữu mới của Chrysler) đã lên kế hoạch để đưa logo đó vào bảo tàng.
- Ferrari:
- Honda:
- Toyota:
- Lamborghini:
- Hyundai:
- Nissan
- Ford:
- Porsche:
- Renault:
Quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam (phù hợp với thông lệ chung), những nhãn hiệu ô tô nổi tiếng (nêu trên) đương nhiên được bảo hộ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu này có được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay không. Một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ có liên quan đến vấn đề này là:
- Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" (khoản 20 Điều 4).
- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký" (điểm a khoản 3 Điều 6).
- Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: "Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: ... i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng" (điểm i khoản 2 Điều 74).
- Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: "1- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; 3- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; 4- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu" (Điều 75).
- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp: "Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng" (khoản 1 Điều 121).
- Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: "Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng" (điểm d khoản 1 Điều 129).
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận