Nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản của một tổ chức, cá nhân khi và chỉ khi nhãn hiệu này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu thực sự được xem là "tài sản" của một tổ chức, cá nhân khi và chỉ khi nhãn hiệu này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác, được tạo thành từ các chữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc hoặc kết hợp chúng tại để tạo nên những dấu hiệu riêng cho sản phẩm.
Khác biệt với các tài sản khác, nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng; chính vì vậy mà nhãn hiệu được xem là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp; ví dụ hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau như SH, MSX, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.
Tuy nhiên, Nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản của một tổ chức, cá nhân khi và chỉ khi nhãn hiệu này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Khi được công nhận là một loại tài sản, nhãn hiệu có khả năng mang lại lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp nếu được người nắm giữ sử dụng một cách hợp lý, ví dụ như thực hiện quảng bá thương hiệu trong nước và nước ngoài, chuyển nhượng nhãn hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu nhãn hiệu…
Những lý do mà doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay hầu như sản phẩm, dịch vụ nào là cũng mang trên mình ít nhất một nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu là một biện pháp để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, lòng tin người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời không xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của người khác.
Thông qua việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt và an toàn, người tiêu dùng sẽ bắt đầu chú ý và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ đó mang nhãn hiệu gì, có xuất xứ từ đâu, do doanh nghiệp nào đưa ra thị trường… Trong đó nhãn hiệu là yếu tố làm cho người tiêu dùng dễ ghi nhớ nhất do có cấu tạo đơn giản hoặc/và thiết kế ấn tượng.Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu cũng chính là để bảo vệ uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm và lòng tin người tiêu dùng.
Ngoài ra, thông qua đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác cũng được dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với mình hay không, cụ thể là căn cứ vào kết quả tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu của Luật Everest hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ với đánh giá nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, doanh nghiệp sẽ không sử dụng nhãn hiệu này nữa (thay thế bằng một nhãn hiệu khác) và do vậy có thể tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác.
Luật gia Lê Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1999 6198, tổng hợp
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận