Luật sư tư vấn một số lưu ý về xu hướng cũng như cách đặt tên nhãn hiệu đảm bảo đồng thời yếu tố phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành, nhưng có khả phân biệt, gây ấn tượng với người tiêu dùng
Vấn
đề được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm hiện nay là việc đặt tên cho nhãn hiệu hay tên
thương mại cho doanh nghiệp đảm bảo đồng thời yếu tố phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành, nhưng có khả phân biệt, gây ấn tượng với người tiêu dùng.Liên quan đến vấn đề xu hướng và cách đặt tên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi có một số lưu ý như sau:
Một là, về xu hướng tên nhãn hiệu (brand name).
Tên nhãn hiệu không nhất thiết phải có trong từ điển, bởi vì nhãn hiệu là một từ mang tính sáng tạo. Một ví dụ được rất nhiều người biết đó là cách đặt tên nhãn hiệu SONY (từ sonus biến âm Y theo kiểu Mỹ). Một ví dụ khác là tên nhóm nhạc The Beatle (beat the beetle).
Với phương châm là vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, nhãn hiệu phải là những từ hay ký tự dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ và không gây dị ứng về ý nghĩa và văn hóa đối với mọi dân tộc trên thế giới. Trong thời đại Internet, Honda đã nhanh chóng nắm bắt và đặt tên @ cho nhãn hiệu xe máy của mình.
Vấn đề ngôn ngữ là yếu tố quyết định đến tên nhãn hiệu. Tiếng Anh và từ gốc Latinh vẫn chiếm ưu thế trong việc đặt tên cho nhãn hiệu, không chỉ vì số lượng người sử dụng mà còn vì yếu tố thị trường (khối châu Âu và Bắc Mỹ vẫn giữ vai trò then chốt trong thị trường tiêu dùng toàn cầu).
Hai là, các yếu tố của một nhãn hiệu hoàn chỉnh.
Một nhãn hiệu hoàn chỉnh về hình thức và nội dung cần phải hội đủ các yêu tố:
- Nét chữ viết của một phần hay toàn bộ nhãn hiệu bao giờ cũng khác thường và mang tính sáng tạo (IBM với nét chữ gồm những đường vạch ngang; SANYO với chữ N bị kéo dài ở hai phía...). Nhiều nhãn hiệu của Việt Nam hiện nay chỉ bê nguyên xi kiểu chữ trong máy vi tính mà không sáng tạo ra những nét khác biệt, có ấn tượng...
- Màu sắc: chỉ cần hai màu cũng đủ để làm một logo (biểu tượng) hay tên nhãn hiệu. Việc chọn màu cần phải căn cứ vào các yếu tố tượng trưng cá tính nhãn hiệu phù hợp với đối tượng mục tiêu.
- Khẩu hiệu (brand slogan) cũng là một yếu tố không thể thiếu của một nhãn hiệu hoàn chỉnh. Một khẩu hiệu xúc tích, đầy đủ ý nghĩa và dễ nhớ là rất cần thiết để tóm tắt giá trị của nhãn hiệu và sản phẩm. Cần lưu ý rằng slogan cho nhãn hiệu trong giai đoạn đầu (tung sản phẩm) cần thể hiện rõ hơn lợi ích lý tính (rational) của sản phẩm; về sau có thể tuyên bố những slogan với nội dung trừu tượng hay cảm tính (emotional) hơn với ý nghĩa sâu sắc hơn.
Ba là, về sự khác nhau giữa nhãn hiệu với tên thương mại.
Nhãn
hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất
nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức.
Về khái niệm:
Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm
2009 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) có quy định về nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt nhãn hiệu, hang hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Tên thương mại được quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, như sau: “Tên
thương mại là tên gọi chung của tổ chức, cá nhân dung trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Về điều kiện bảo hộ:
Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định ở Điều 72, 73 và 74 Luật
Sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện là phải
nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình
ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc. Mặt khác, phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch
vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hang hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Đối
với điều kiện để bảo hộ tên thương mại được quy định tại Điều 77, Điều
78 Luật sở hữu trí tuệ. Hai điều luật này quy định về đối tượng không
được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại và dấu hiệu để phân biệt tên
thương mại.
Về chức năng:
Chức năng của nhãn hiệu là để phân biệt với dịch vụ, hàng hóa của chủ
thể khác, còn chức năng của tên thương mại là để phân biệt chủ thể kinh
doanh này với chủ thể kinh doanh khác.
Về thời hạn:
Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn đối với nhãn
hiệu là 10 năm và được gia hạn nhiều lần lien tiếp mỗi lần 10 năm. Còn
thời hạn đối với tên thương mại là đến khi tên thương mại này sử dụng
không còn hợp pháp nữa.
Về phạm vi bảo hộ:
Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ, còn phạm vi bảo hộ tên thương
mại là trong phạm vi khu vực kinh doanh (phụ thuộc vào mức độ và phạm
vi kinh doanh).
Về căn cứ xác lập quyền: Đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký, còn đối với những nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đương nhiên được bảo hộ.
Về điều kiện hạn chế chuyển nhượng:
Căn cứ Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ thì điều kiện hạn chế chuyển nhượng
là không được gây nhầm lẫn. Còn đối với tên thương mại thì điều kiện
hạn chế chuyển nhượng được quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ về
chuyển nhượng toàn bộ.
Ðối
tượng mục tiêu (target audience) của tên công ty (tên thương mại) khác
với đối tượng mục tiêu của nhãn hiệu. Do vậy, việc đặt tên công ty khác
với tên nhãn hiệu không có gì là khó hiểu. Ví dụ: Công ty FPT có nhãn
hiệu máy vi tính là ELEAD và khách hàng của FPT và khách hàng của ELEAD
là hai nhóm đối tượng khác nhau.
Tên
công ty do đó cần thể hiện những tiêu chí sau: chính sách phát triển,
chiến lược và khách hàng trực tiếp; chính sách con người, văn hóa doanh
nghiệp; công nghệ, chất lượng và sự tin cậy; truyền thống và quan hệ xã
hội.
Các
khẩu hiệu của công ty, do đó, cũng khác với khẩu hiệu sản phẩm. Ví dụ:
Công ty Cơ khí Phú Vinh dùng khẩu hiệu công ty (corporate slogan) là "Kỹ
thuật cao - Cùng sáng tạo - Cùng thành công", trong lúc đó, nhãn hiệu
cốp-pha FUVI có khẩu hiệu "FUVI-đúc nên những ngôi nhà mơ ước".
Bốn là, một số ví dụ điển hình cách đặt tên nhãn hiệu.
Tên
người là một phương pháp truyền thống để đặt tên cho nhãn hiệu. Các
nhãn hiệu như Heineken, Warner Bros, Nhà may Vinh... là tên những người
sáng lập doanh nghiệp hay tạo ra sản phẩm. Tên con cái, người thân cũng
hay được dùng đặt tên cho nhãn hiệu.
Tên
địa danh cũng được sử dụng khá nhiều như: nước suối Vĩnh Hảo, rượu vang
Bordeaux, vodka Kamchatka... Tên các loài động vật, tên đồ vật hay hiện
tượng có tính biểu trưng như Cây thông, Con bò cười, Cầu vồng... cũng
được sử dụng phổ biến.
Tên
một hình tượng nhân vật, ví dụ như ông Táo, ông Thọ, Thằng Bờm, James
Bond... cũng là một chọn lựa. Miss Saigon là một cái tên nhãn hiệu hấp
dẫn không những tại Việt Nam mà còn ở các nước. Miss Saigon thật sự nổi
tiếng đối với người nước ngoài thông qua vở nhạc kịch cùng tên ở
Broadway.
Tên
ghép từ những tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ là cách sáng tạo tên nhãn
hiệu thông dụng nhất hiện nay, do có thể tạo ra những từ mới chưa có
trong các từ điển và là cơ hội không bị trùng với các nhãn hiệu đã được
bảo hộ. Ý nghĩa của tên nhãn hiệu loại này chỉ có thể "cảm nhận" được
chứ không thể dịch sát nghĩa. Ví dụ: Avenis, Elead, Reetech, Vifon...
mỗi từ này giúp chúng ta "cảm nhận" ý nghĩa từ những thành tố có trong
đó (Avenis liên tưởng đến Avenue; Elead liên tưởng đến Electronic và
Leading; Reetech liên tưởng đến Refrigerator và Technology; Vifon liên
tưởng đến Việt Nam và Food...).
Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận