-->

Quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là người lao động nên họ được hưởng các quyền lợi cuả người lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, được hưởng chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc.
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quyền lợi của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức là người lao động nên họ được hưởng các quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác. Đó là: Được nghỉ hàng năm, nghỉ các ngày lễ và nghỉ việc riêng; trong trường hợp có lí do chính đáng; không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức; được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, được hưởng chế độ hưu trí. thôi việc và chế độ tử tuất...

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cán bộ, công chức được hướng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, được hưởng chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc. Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phù quy định. Cán bộ, công chức hi sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ dược xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Cán bộ. công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vu, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh. Cán bộ, công chức có quyền được học tập để nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lí luận chính trị. Nhà nước tạo điều kiện cho họ học tập bằng cách phát triền các loại hình đào tạo khác nhau, đặc biệt là đào tạo lại chức. Hệ thống đào tạo tại chức tạo điểu kiện cho cán bộ, công chức vừa có thể học tập nâng cao trình độ, vừa có thể đảm nhiệm nhiệm vụ, công vụ.

Gắn với quvền học lập là quyền được thi tuyển lên ngạch cao hơn. Để có thể dự tuyển lên ngạch cao hơn thì ngoài những điểu kiện như thời gian công tác, hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỉ luật v.v. cán bộ, công chức còn phải đáp ứng những điều kiện khác như có bằng cấp nhất định về chuyên môn, về ngoại ngữ...
Xem thêm: Công chức là gì?

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:

- Trung thành với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghía Việt Nam, bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

- Có ý thức tổ chức kỉ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức, giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo bên cạnh nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình còn phải chịu trách nhiệm vồ việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc cấp dưới của mình.

Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ cho là quyết định đó trái pháp luật thì báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

Pháp luật về cán bộ, công chức cũng quy định những việc cán bộ công chức không được làm. Có thể coi đây là một dạng nghĩa vụ của cán bộ, công chức, trong đó có những nội dung liên quan đến mọi cán bộ, công chức và những nội dung có liên quan đến một loạt cán bộ, công chức phụ thuộc vào vị trí, chức vụ, ngành nghề, tính chất công việc mà họ đảm nhiệm. Những việc cán bộ. công chức không được làm là:

- Không dược chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, không được gây bè phái, mất đoàn kết cuc bộ hoặc tự ý bỏ việc.

- Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khãn, phiền hà đôi với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quvết công việc.

- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quan lí, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn...

- Không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mât công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

- Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc không được làm việc cho tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đảm nhiệm.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện quản lí nhà nước.

- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tỏ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ: làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, kí kết hợp đồng cho co quan, tổ chức đó.
Tìm hiểu thêm về Quyền công dân

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức


Quyền hạn của cán bộ, công chức gắn với nhiệm vụ được giao và là phương tiện để họ thưc hiện nhiệm vụ. Do đó, nhiệm vu và quyền hạn của cán bộ, công chức được quy định ớ những văn bản khác nhau cho từng lĩnh vực, từng cơ quan, từng người phụ trách...

Ví dụ:

- Điều 26 Luật tổ chức Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật cùa Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách".

- Theo Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thì về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, bộ trướng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và cấp tương đương.

- Quyết định bổ nhiêm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ, bao gồm: Tổng cục và tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ và trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc vụ, văn phòng bộ, thanh tra bộ.

Phân cấp cho người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh còn lại của các đơn vị thuộc cấp mình quản lí.
Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại Luật Hành chính

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lí nêu trên thuộc bộ thực hiện theo quy trình quy định của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ.

- Quyết định và thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỉ luật, ki cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc bộ; tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với các đơn vị thuộc bộ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, nghi hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỉ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lí của bộ theo quy định của pháp luật.

- Ban hành tiêu chuấn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do bộ được phân công, phân cấp quản lí sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn. nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lí để Bộ nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lí thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].