Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần.
Hỏi: Tôi là một trong những cổ đông sáng lập của công ty cổ phần bánh kẹo Y. Nay tôi muốn rút tiền về để đầu tư vào lĩnh vực khác.Các cổ đông trong công ty cổ phần bánh kẹo Y không muốn cho tôi rút vốn vì sợ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của công ty nên đề nghị tôi bán số vốn góp này cho người khác. Tôi nghe nói, việc bán vốn góp phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Xn hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? (Mai Hương - Hà Nội)
-Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
-Luật số 71/2014/QH13
-Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế.
Nội dung phân tích
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:
“a)Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân,tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b)Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c)Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”
Như vậy, trong trường hợp này việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần bánh kẹo Y của quý khách thuộc thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật số 71/2014/Qh13 về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
“Điều13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn
1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.”
Cùng với đó, khoản 9 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP có quy định về thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:
“Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán
1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoánđược xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
2. Giá bán chứng khoánđược xác định như sau:
a) Đối với chứng khoáncủa công ty đại chúng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoánlà giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán;
b) Đối với chứng khoánkhông thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá ghi trênhợp đồngchuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoánchuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng”.
Về thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 và khoản 10 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP:
“10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoánlà 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần”.
Theo đó:
Thuế TNCN = thu nhập tính thuế x thuế suất = Giá chuyển nhượng x 0,1%
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận