Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Luật sư tư vấn về trường hợp giải thể doanh nghiệp là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp, là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về quy định giải thể tự nguyện.

Giải thể tự nguyện là trường họp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp. Giải thể tự nguyện diễn ra khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn hoặc khi chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, giải thể không phải là cách duy nhất để chủ sở hữu doanh nghiệp dừng các hoạt động kinh doanh và giải phóng khỏi các nghĩa vụ tài sản. Bán doanh nghiệp và chuyển giao các quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cho người mua là giải pháp ưu việt có thể được chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. Do vậy, trong thực tiễn kinh doanh, giải thể doanh nghiệp thường chỉ tiến hành khi việc bán doanh nghiệp không thực hiện thành công.

Thứ hai, quy định về giải thể bắt buộc.

Đây là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi pbạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó.Giải thể bắt buộc khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà không có giải pháp khắc phục trong thời gian luật định hoặc khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập hoạt động và bị xử lý đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi công ty có số lượng, thành viên giảm dưới mức tối thiểu (giảm dưới 3 thành viên đối với công ty cổ phần, giảm dưới hai thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, giảm dưới hai thành viên hợp danh đổi với công ty hợp danh), công ty cần có giải pháp khắc phục trong một khoảng thời gian nhất định như kết nạp thêm thành viên mới, chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác có quy định về số lượng thành viên tối thiểu ít hơn (theo pháp luật Việt Nam thì thời gian này là 06 tháng). Nếu không xử lý được theo những cách này, công ty thuộc trường hợp phải tiến hành giải thể.

Chế tài thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là chế tài nghiêm khắc đặt ra với các vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập bời những người bị cấm thành lập doanh nghiệp, ngừng hoạt động thời gian dài mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế... Có thể nói, chế tài này là một trong những công cụ hiệu quả để hậu kiểm việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Luật gia Nguyễn Thị Bích Phượng - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].