Xây dựng tên thương hiệu (đặt tên thương hiệu) được coi là lĩnh vực "sáng tạo", mà không phải hoạt động mang tính "hàn lâm".
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Với mong muốn chia sẻ kiến thức tổng quan nhất về xây dựng tên thương hiệu, đặt tên thương hiệu theo phương pháp Sáng tạo, trong phạm vi bài viết, chúng tôi giới thiệu tới quý Vị một số khái niệm và nguyên tắc cơ bản của xây dựng tên thương hiệu, đặt tên thương hiệu theo phương pháp này.
Thương hiệu và tên thương hiệu, một số hình thức phân loại cơ bản
- Tên Doanh nghiệp và tên Nhãn hiệu sản phẩm: Tên doanh nghiệp (tên thương hiệu công ty) có thể là tên, phong cách của cá nhân người sáng lập hay xuất xứ của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp nên thể hiện được những nội dung như: Tầm nhìn doanh nghiệp; Triết lý kinh doanh; Chính sách nhân sự; Các giá trị cốt lõi; Mục đích kinh doanh, chia sẻ quyền lợi; Văn hoá doanh nghiệp.
- Địa phương, Khu vực, Quốc tế, Nhãn hiệu toàn cầu: Việc phân cấp tên thương hiệu theo cấp độ thị trường theo địa lý được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đôi khi nó cũng mang lại những lợi thế nhất định. Nhưng cần thấy rằng, trong không ít trường hợp, chính cái tên ban đầu làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường. Ví dụ: Những tên gắn địa danh "Hà Nội", "Sài Gòn", hoặc ngành nghề "Xây dựng", "Xuất khẩu lao động", sẽ bó hẹp doanh nghiệp trong địa phương, ngành nghề đó.
- Thương hiệu Nhà sản xuất - Thương hiệu Nhà phân phối: Đây là hiện tượng mang tính chất tình huống, khi mà công ty sản xuất không coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu và tạo cơ hội cho các nhà phân phối tự đăng ký nhãn hiệu và thuê gia công. Tại Mỹ vẫn còn khá nhiều công ty chuyên sản xuất thuê cho các công ty phân phối tại Mỹ cũng như tại các nước khác đăng ký nhãn hiệu riêng cho mình.
- Nhãn hiệu của các Nhãn hiệu, hoặc nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chuyên làm công việc cầu chứng cho các nhãn hiệu khác. ISO 9001, SA 8000, Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Vietnam Value Inside là nhãn hiệu của nhãn hiệu.
- Thương hiệu địa phương, Thương hiệu quốc gia: Một nhãn hiệu địa phương hay nhãn hiệu quốc gia là tên và các biểu trưng hay dấu hiệu nhận biết giúp người ta liên tưởng ngay đến địa danh đó. Chẳng hạn Đồng hồ Big Ben là biểu tượng của London, Tháp rùa là biểu trưng của Hà Nội... Tên các địa danh nổi tiếng luôn là đề tài đặt tên nhãn hiệu hàng hoá. Các quốc gia có những quy định riêng trong việc sử dụng và khai thác tên địa danh cho những mặt hàng là sản phẩm của địa phương hay của các chủng loại sản phẩm khác nhau. Tại Việt Nam có lẽ hiện nay tên Sapa đang được nhiều công ty sử dụng cho các sản phẩm như rượu vang, nước khoáng, hàng mỹ nghệ, du lịch.. Về nguyên tắc tên địa danh là cho địa phương sở hữu. Do vậy về nguyên tắc một địa phương có quyền đồng ý hay cho mượn tên của địa phương mình cho các đơn vị hay cá nhân khác sử dụng.
- Thương hiệu Cá nhân: Tên một ngưười nổi tiếng là một thương hiệu thật sự. Chúng ta đều thấy giá trị của các thương hiệu như Ronado, Madonna.. Chính vì vậy những người nổi tiếng thường sử dụng tên của mình để mở rộng sản phẩm, điển hình như thương hiệu thời trang “J. Lo” của Jennifer Lopez. Thương hiệu cá nhân có 02 nhóm cơ bản, nhóm hình tượng cá nhân khác và cá nhân người thật. Hình tượng cá nhân là một nhân vật không có thật, có thể là một nhân vật huyền thoại, hay cũng có hình tượng hình thành trong các bộ môn nghệ thuật đương đại. Điển hình là hình tuợng James Bond trong loạt phim 007.
Đặt tên thương hiệu, một số "cấm kỵ" cần tránh
- Xu hướng chết yểu: Vào lúc chúng ta đặt tên thì mọi người đang chạy theo một cái mốt thời thượng nào đó. Thường thì chỉ sau một vài năm, trào lưu này tắt ngấm và cái tên bổng trở nên vô nghĩa và sống sượng. Thương hiệu phải được xây dựng trên một "xu hướng thật sự". Ví dụ một thời, doanh nghiệp hay gắn Vina (Việt Nam) vào doanh nghiệp của mình: Vina Đinh, Vina Giầy, Vina Mít... đến nay không còn phù hợp.
- Quá thông dụng và bị triệt tiêu: Những cái tên quá thông dụng đến mức không thể phân biệt ranh giới đâu là tên nhãn hiệu đâu là tên sản phẩm đang quá phổ biến. Tình trạng này quá phổ biến ở Việt Nam trong việc đặt tên các công ty sinh ra trong quá khứ của thời kinh tế bao cấp. Ví dụ có tới 340 doanh nghiệp trong ngành xây dựng trong tên riêng có cụm từ "Xây dựng Thăng Long", 140 doanh nghiệp trong ngành du lịch trong tên riêng có cụm từ "Du lịch Hà Nội" (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn, tra cứu tháng 08/2017),
- Trùng lắp tên đã được bảo hộ: Nếu lấy những từ đơn tiếng Anh đặt tên nhãn hiệu là khả năng trùng tên là rất cao. Các quốc gia phát triển đã khai thác tiếng Anh trong suốt hàng trăm năm qua để đặt tên nhãn hiệu rồi. Thậm chí có nhiều người đang còn bập bẹ tiếng Anh đã quá mạnh dạn sử dụng những từ rất bình dân (phổ biến) như Galaxy, Luxury, Golden để đặt tên nhãn hiệu. Những cái tên này khi mang ra thị trường văn hoá cao (Châu Âu và Bắc Mỹ) sẽ không gây ấn tượng về cá tính, và nó sẽ dễ bị trùng lắp.
- Khó đọc khó nhớ: Ngược với vấn đề nêu trên là những từ khó đọc, khó nhớ và… tối nghĩa. Nhãn hiệu nước khoáng Quảng Ninh là một ví dụ điển hình. Hiện nay, một số nhãn hiệu nước ngoài mang vào Việt Nam cũng gặp trường hợp tương tự. Trong hệ thống phương pháp sáng tạo tên thương hiệu, chúng tôi có đi sâu phân tích ngữ âm học (phonetic) ứng dụng trong sáng tạo ra những cái tên đẹp cả về hình thức và nội dung.
- Dị ứng văn hoá, ý nghĩa tiêu cực: Cần phải bỏ công tra cứu, đối chiếu những ẩn nghĩa của những những ngôn ngữ địa phương tại các thị trường mục tiêu khác nhau để tránh những sai lầm đáng tiếc. Hay ít nhất chúng ta có thể sử dụng những từ điển ngôn ngữ thông dụng nhất (Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc… ) để tự mình kiểm tra xem ý nghĩa của nó là gì. Một cái tên nghe rất hay, rất kiêu nhưng không liên quan gì cả. Chẳng hạn như nước mắm @ (a-còng)! Nguyên nhân có thể là thiếu kiến thức, thiếu am hiểu văn hoá, ngôn ngữ, hay đơn giản là chạy theo trào lưu của số đông (me-too), mở rộng dòng nhãn hiệu (line extension) không có chủ đích.
- Mâu thuẫn trong nước và quốc tế: Thật là bất tiện và thậm chí tốn kém khi một nhãn hiệu đang được thị trường trong nước chấp nhận lại gặp trở ngại khi phổ biến nó ra thị trường quốc tế. Thiếu sót ở đây là do người chủ doanh nghiệp nhiều khi cũng không ngờ thành công đến sớm như thế và cơ hội bổng trở thành một thử thách không đáng có. Trung Nguyên Cafe là môt tình huống gặp hạn chế khi mang thương hiệu này sang thị trường Mỹ và các nước phát triển…
Xu hướng đặt tên thương hiệu theo Văn hóa quốc tế
- Văn hoá La-tinh: Nouvo, Cielo, Corona, Fiesta… Hàng loạt các tên do các công ty Hàn Quốc và Nhật bản sử dụng gần đây mang âm hưuởng Latino-Spanish. Ngay tại Mỹ, trào lưu văn hoá Latin gây ảnh hưởng mạnh tại nhiều vùng (New York, New Mexico): Enrique Iglesiac; Jennifer Lopez; Shakira; Sade; Carlos Santana; Ricky Martin, Christina Aguilera, Marc Anthony… và hàng loạt cái tên khác trở thành mốt, biểu trưng thời thuợng nhất của văn hoá tiêu dùng toàn cầu.
- Phong cách Pháp: Người Pháp thật sự có Gu (gout) trong lĩnh vực Mỹ Phẩm. Tên Mỹ Phẩm, Tên Nước Hoa phần nhiều mang ảnh hưuởng phong cách Pháp. Ví dụ điển hình: DeBon một công ty Hàn Quốc (LG) tạo ra cho mình phong cách Pháp.
- Phong cách Anh và Bắc Âu: Phong cách văn hoá điển hình của Anh (Anglo-Saxon) và Bắc Âu được biết nhiều về tính cẩn trọng, uy tín về giữ lời hứa và tính hệ thống. Điển hình là tên nhãn hiệu Prudential, Absolut .. nêu bật tính cẩn trọng (prudent), tính tuyệt đối (absolute)…như là những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (bảo hiểm) hay sản phẩm (vodka).
- Phong cách Ý (Italy): Valentino, Giorgio Armani, Emporio Armani, Carlo Rino… Nguười Italian thống trị thế giới trong lĩnh vực thời trang. Hàng loạt tên nhãn hiệu mang âm sắc Italy (hoặc nguyên mẫu Italy) tạo ra một nền văn hoá thật sự trong việc đặt tên nhãn hiệu, hình ảnh nhãn hiệu mang phong cách Italy. Romano, tên theo phong cách Italy, slogan cũng theo phong cách Italy, sản phẩm là sữa tắm và đầu gội nam giới với slogan là “Italian for Men”. Thương hiệu thời trang Giovanni (Việt Nam) khá thành công.
- Phong cách Châu Phi (Afro): Điển hình của phong cách Africa là nghệ thuật đương đại và Thể thao. Trong lịch sử nưuớc Mỹ, cách pháp âm tiếng Anh gốc bị ảnh huưởng bởi hai luồng ngôn ngữ chính đó là Spanish và African. Những tính cách điển hình của dòng thuương hiệu theo phong cách “afro” đó là sự mạnh mẽ, tinh thần thể thao, tính bền bỉ…
- Phong cách Nhật bản: Văn hoá Nhật, cụ thể là Kimono, Sake, Sushi, Nintendo… là một xu hướng có ảnh hưởng đáng kể. Nguời Nhật càng ngày càng gây ảnh hưởng văn hoá quốc tế bởi tính cách, sự cần cù, tính cầu thị, uy tín .. bên cạnh lợi thế về hàng hoá, công nghệ và mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Càng ngày càng có nhiều người ngưỡng mộ văn hoá Nhật thì càng hình thành một xu hướng thích dùng những từ gây âm sắc văn hoá Nhật. Những các tên Mitsuistar, Nagakawa.. được xây dựng theo cách này.
Luật gia Lê Thị Quỳnh - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp
Khuyến nghị:
- Bài viết được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật.
- Trong nội dung bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận