Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Bước đầu tiên xây dựng một "thương hiệu mạnh"

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là khai sinh cho nhãn hiệu, là cơ sở để chủ sở hữu nhãn hiệu xác lập quyền sở hữu, sử dụng và bảo vệ “thương hiệu” của mình.

Một tổ chức, cá nhân doanh nghiệp muốn nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp mình được bảo vệ thì chỉ có một cách đó là đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu), quyền sở hữu của bạn đối với nhãn hiệu đó được công nhận. Điều này cũng tương tự như việc chúng ta làm giấy khai sinh cho “đứa con” của mình vậy.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền đã trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới, trung bình mỗi năm, tại Việt Nam có tới hơn 30 000 đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu độc quyền là nhãn hiệu đã được các cá nhân, cơ quan, tổ chức đăng ký bảo hộ, được sử dụng độc quyền trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc trên thế giới. Sau khi đăng ký độc quyền, nhãn hiệu đó chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu cho phép đều đã vi phạm pháp luật.

Những hiểu biết căn bản về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là một loại tài sản do vậy nó có khả năng mang lại lợi ích nếu được người nắm giữ sử dụng một cách hợp lý; tuy nhiên, khác biệt với các tài sản khác, nhãn hiệu không đi một mình mà phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng; chính vì vậy mà nhãn hiệu được xem là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các doanh nghiệp khác.

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) quy định:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (khoản 16 Điều 4).

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. 2- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” (Điều 72).

Như vậy, nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Phân loại nhãn hiệu:

Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau:

(i) Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ, có 05 (năm) loại nhãn hiệu: Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu; Chữ cái, chữ số; Hình vẽ, ảnh chụp; Màu sắc; Sự kết hợp các yếu tố trên;

(ii) Phân loại theo mục đích sử dụng, có 02 (hai) loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu hàng hóa; Nhãn hiệu dịch vụ

(iii) Phân loại theo tính chất, có 04 (bốn) loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu tập thể; Nhãn hiệu liên kết; Nhãn hiệu chứng nhận; Nhãn hiệu nổi tiếng

Ở Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển, pháp luật cho phép các dấu hiệu 03 chiều, âm thanh, mùi vị và cách thức trình bày sản phẩm cũng có thể bảo hộ là nhãn hiệu. Còn pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận các loại dấu hiệu này.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đem lại những lợi ích gì?

Tại Việt Nam mặc dù đã có những quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu nhưng do tính chất không bắt buộc nên còn nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vẫn chưa biết chú trọng đến việc này và chưa nhận thức được lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mang lại.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là khai sinh cho nhãn hiệu. Là cơ sở để chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu, sử dụng và bảo vệ “thương hiệu” của mình.

Nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; hay nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của riêng ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền,chủ sở hữusẽ được hưởng lợi ích theo cấp số nhân. Cụ thể như sau:

Một là. độc quyền sử dụng nhãn hiệu.

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Khi khách hàng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, thì khi có bất kỳ một sự trùng lặp hoặc tương tự đến từ nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp khác về sau sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối giải quyết để đảm bảo tránh nhầm lẫn thương hiệu. Vì vậy việc phát triển và bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo nên dấu ấn riêng cho dòng sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.

Khi phát hiện ra bất kỳ hành vi xâm phạm nào về nhãn hiệu chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ ngay lập tức được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết và xử phạt nếu nhãn hiệu đã đảm bảo đủ điều kiện bảo hộ và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Hai là, bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên.

Ba là, nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ.

Trong các hoạt động quảng bá,tiếp thị sản phẩm, lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng xây dựng được lòng tin về thương hiệu cũng như đối với chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến gần với người tiêu dùng và giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.

Khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu do mình tạo ra như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm hoặc chuỗi các dòng sản phẩm của mình; cho phép chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu.

Bốn là, xây dựng thương hiệu cho chủ sở hữu.

Đăng ký nhãn hiệu là môt phương thức giúp Công bố nhãn hiệu tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Qua đó khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của bạn với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

Khi hàng hóa của bạn được người tiêu dùng lựa chọn đồng nghĩa với việc lợi ích sẽ tăng cao và thúc đẩy sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Chính điều này đã giúp doanh nghiệp tích cực hơn trong thực hiện đầu tư để phát triển sản phẩm.Bên cạnh đó, việc nhãn hiệu của bạn được bảo hộ sẽ là tấm vé vàng để tăng cường sự lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.

Nhãn hiệu là một phần hiện diện của thương hiệu. Trong một vài trường hợp, nhãn hiệu có thể được coi như thương hiệu của doanh nghiệp.Nó nằm trên bao gì sản phẩm, biển hiệu, phương tiện cung ứng dịch vụ, có chức năng phân biệt sản phẩm dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau. Khách hàng tiếp cận với thương hiệu của bạn trước hết thông qua nhãn hiệu sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp. Do đó nhận định đúng đắn lợi ích việc đăng ký nhẫn hiệu nhằm bảo vệ và phát triển tốt nhãn hiệu sẽ giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Một nhãn hiệu mạnh nếu ở trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và quốc tế hóa nó còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, thay đổi cả tư duy và định hướng phát triển của con người.

Năm là, bảo đảm việc thực thi pháp luật.

Lợi ích khi việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giúp chủ nhãn hiệu xem xét sản phẩm có gắn nhãn hiệu của mình có vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Bước đầu tiên xây dựng một "thương hiệu mạnh"

Một trong những điều kiện để lưu hành sản phẩm trên thị trường là sản phẩm đó phải có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng. Nhãn hiệu, kiểu dáng và những mẫu mã khác nhau, chất lượng sản phẩm với những chỉ tiêu nhất định, đặc trưng của bao bì. Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố đó. Và cũng nhờ những yếu tố này mà doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để khách hàng tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng như phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Ngôi nhà bạn đang ở, chiếc xe máy bạn đang đi, cây bút bạn đang viết,v.v…đó là những tài sản mà bạn có thể dễ dàng chiếm hữu. Vấn đề chiếm hữu sẽ trở nên hoàn toàn khác nếu bạn sản xuất ra một sản phẩm và gắn cho nó một nhãn hiệu (thương hiệu). Khi sản phẩm đó được bán đi, bạn không thể kiểm soát hay chiếm hữu được thương hiệu gắn trên sản phẩm đó nữa. Giả sử sản phẩm của bạn bán rất tốt, rất có thể sẽ có một vài đối thủ cạnh tranh không lành mạnh dùng chính thương hiệu này hoặc nhái theo thương hiệu này trên sản phẩm của họ để bán nhằm thu lợi bất chính. Hậu quả từ việc bán của người này là người mua hàng sẽ bị nhầm lẫn do không phân biệt được đâu là sản phẩm của bạn, đâu là sản phẩm giả, và trên thực tế bạn đã mất đi một lượng doanh số nhất định do kẻ làm giả đã thu lợi.

Bằng việc tạo ra những sự khác biệt rõ nét giữa các sản phẩm thông qua thương hiệu, duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp tạo ra giá trị. Những giá trị này theo thời gian sẽ chuyển thành nguồn lợi nhuận tài chính cho công ty.

Như vậy, giữa thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Muốn phát triển sản phẩm trên thị trường một cách hiệu quả phải tạo dựng cho nó một thương hiệu. Song muốn có thương hiệu tốt thì sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệpđược gắn nhãn hiệu đó phải có chất lượng tốt.

Ngày nay, trong nền kinh tế cạnh tranh, việc xây dựng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng. Một trong những nhân tố tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp chính là nhãn hiệu của doanh nghiệp. Trên thế giới thì thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã trở thành thủ tục không thể thiếu, hầu như ai cũng nhận thấy được lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu mang lại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với một thương hiệu “mạnh” thì doanh nghiệp có được nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể tăng thị phần thong qua việc duy trì được khách hàng trung thành với thương hiệu và chiếm dần một phần khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, với một thương hiệu mạnh doanh nghiệp có thể đưa ra một chính sách giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu mạnh còn giúp cho doanh nghiệp giảm các chi phí khuyến thị như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Trưởng nhóm Nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].