Chủ thể quyền tác giả là cá nhân, tổ chức có các quyền đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu.
I- Chủ thể của quyền tác giả
Chủ thể quyền tác giả là cá nhân, tổ chức có các quyền đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu. Do tính chất giới hạn về không gian bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022. quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ theo Luật này bao gồm: (i) Tổ chức, cá nhân Việt Nam: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm dù được công bố tại bất kỳ đâu đều được bảo hộ;
(ii) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu liên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.
(iii) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest
1- Tác giả của tác phẩm:
[a] Khái niệm tác giả:
Quá trình tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân. Bởi vậy, tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật, các công trình khoa học kĩ thuật chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã băng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm. Thuật ngữ “tác giả” có thể được hiểu theo hai phương diện. Theo phương diện tổng quan nhất, tác giả là những người đã tạo ra một sản phẩm trí tuệ bằng lao động sáng tạo của chính mình (bao gồm cả tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, cả tác giả của sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN). Theo phương diện hẹp, thuật ngữ tác giả chì là những người tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bằng lao động sáng tạo của chính mình.
Vì tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần mang dấu ấn sáng tạo cá nhân của tác giả nên tác giả chì có thè là con người. Các tổ chức không phải là một thực thể tự nhiên có trí tuệ, tình cảm; không thể trực tiếp sáng tạo tác phẩm bằng suy nghĩ, tình cảm. tư duy của mình, vì vậy thường không được công nhận là tác giả. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn có thể nắm giữ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm và là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác giả phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Khoản 1 Điều 12a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định: "Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm". “Trực tiếp sáng tạo” được hiếu tác giả chính là người chuyển tải ý tưởng sáng tạo của mình ra bên ngoài thế giới vật chất dưới một hình thức để người khác có thể nhận biết và sự thể hiện đó mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân tác giả. Người hỗ trợ cho tác giả thể hiện tác phẩm dưới một hình thức vật chất nhưng không có sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân sẽ không được công nhận là tác giả hay
đồng tác giả. Ví dụ: Tác giả đọc bài thơ của mình cho người khác ghi chép lại thì người giúp tác giả chép lại bài thơ không được coi là tác giả
Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, tác giả có thể nhận được sự bổ trợ từ những người khác như: người cộng tác, người hỗ trợ tài chính hay cơ sở vật chất, người cung cấp thông tin, tư liệu đê sáng tác... Nếu sự đóng góp của những người này không tạo nên phân sáng tạo mang dấu ấn cá nhân trong tác phẩm, nói cách khác là họ không trực tiếp sáng tạo ra một phần tác phẩm thì họ không được công nhận là tác giả hay đồng tác giả. Khoản 2 Điều 12a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định: “ Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả”. Tuỳ theo thoả thuận với tác giả hoặc quy định của pháp luật, những người này có thể được hưởng các lợi ích nhất định như: được tác giả trả thù lao cho việc cung cấp thông tin, tư liệu; trả công cho việc trợ giúp tác gia... hoặc có quyền sở hữu quyền tác giả nếu đầu tư toàn bộ tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cho tác giả sáng tạo.
[b] Phân loại tác giả:
Trong thực tế, một tác phẩm có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một cá nhân, cũng có thể được tạo ra từ lao động sáng tạo của một nhóm người. Do đó, dựa vào số lượng người sáng tạo để tạo ra tác phẩm, có thể phân chia thành hai loại:
(i) Tác giả đơn nhất là cá nhân bằng lao động sáng tạo của một mình họ để trực tiếp tạo ra toàn bộ tác phẩm. Hay nói cách khác, người tạo ra tác phẩm là tác giả toàn bộ tác phẩm. Trong trường hợp này, người đó được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm.
(ii) Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả. ( Theo Khoản 1 Điều 12a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022).
Như vậy, đồng tác giả có thể hiểu là nhiều cá nhân hợp tác để cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trong trường hợp này, các đồng tác giả cùng được hưởng quyền nhân thân cũng như quyền tài sản đối với tác phẩm.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệucủa Công ty Luật TNHH Everest
2- Chủ sở hữu quyền tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến một tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó. Tác phẩm vốn là một loại tài sản vô hình, là kết quả của một quá trình sáng tạo tinh thần nên về nguyên tắc, nó sẽ thuộc sở hữu của người đã tạo ra nó. Tuy nhiên, không thể nói rằng trong mọi trường hợp cứ người nào tạo ra tài sản thì người đó là chủ sở hữu của tài sản. Ngay cả đối với tài sản hữu hình thì trong nhiều trường hợp người trực tiếp tạo ra tài sản vẫn không phải là chủ sở hữu của tài sản (chẳng hạn, người tạo ra tài sản trong quá trình lao động làm thuê). Việc phân định tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phạm vi quyền nhân thân cũng như quyền tài sản của họ đối với tác phẩm. Nếu không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả chỉ có các quyền nhân thân không thế chuyển dịch. Trong khi quyền công bố cũng như các quyền tài sản chỉ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả.
Căn cứ vào mối liên quan trong quá trình tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả phân thành hai loại sau đây:
(i) Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: Là người sử dụng thời gian, chi phi cùng như cơ sở vật chất kỹ thuật của mình đê trực tiếp tạo ra tác phẩm. Trường hợp này, tác phẩm là kết quả của sự đầu tư trí tuệ, thời gian, tài chính, cơ sở vật chất của chính tác giả. Việc tạo là tác phẩm là do tác giả quyết định, không phải do người khác thuê hay giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo. Với tư cách vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu quyền tác giả nên toàn bộ các quyền nhân thân cũng như quyền tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả.
Nếu tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để cùng tạo ra tác phẩm thì họ là đồng tác giả và đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Về bản chất, đồng tác giả trong trường hợp này là các chủ sở hữu chung hợp nhất, có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm
(ii) Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả trong những trường hợp như: tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ, theo hợp đồng hoặc tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đã chết nhưng quyền tác giả được chuyên giao cho người thừa kế…
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Chủ thể quyền tác giả được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Chủ thể quyền tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail:
[email protected].
Bình luận