-->

Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính

Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành với những mục đích và nội dung khác nhau vì vậy trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định cũng không giông nha.

Ở đây chúng ta chỉ đề cập trình tự xây dựng và ban hành quvết định hành chính quy phạm, bởi lẽ đâv là loại quyết định đặt ra những quy tắc xử sự cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Mặt khác, trình tự xây dựng và ban hành loại quyết định này cũng đã được pháp luật quy dịnh tương đối đầy đủ.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Viêc xây dựng và ban hành một quyết định hành chính quv phạm thòng thường phải qua các bước sau đây:

- Sáng kiến han hành quyết định: Đây được coi là khâu đầu tiên của việc ra quyết định, tuy nhiên, ở khâu này còn phụ thuộc vào các loại quyết định khác nhau để có những thao tác khác nhau. Ví dụ, sáng kiến để ban hành quyết định chủ đạo khác với sáng kiến ra quyết định quy phạm.

- Dự thảo quyết định: Đây là giai đoạn liếp theo của sáng kiến ban hành quvết định song lại là một khâu rất quan trọng, bới lẽ ờ giai đoạn nàv, mục đích của quyết định được thể hiện trong nội dung cùa dự thảo mà việc dự thảo từng loại quyết định không giống nhau.

- Trình dự thảo: Đây là khâu đánh giá quyết định hành chính cả về hình thức lẫn nội dung, việc đánh giá này phải thuộc về chủ thổ có thẩm quvền theo quy định của pháp luật. Vì vậy. việc đánh giá một quyết định bao giờ cũng kèm theo việc thông qua hoặc không thông qua dự thảo quyết định, việc dánh giá một quyết định hành chính càng không thổ đánh giá một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những quy định của pháp luật đối với từng loại quyết định.

- Truyền đạt quyết định: Ve thực chất thì đầy là việc đăng tải quyết dịnh hành chính trôn các phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng một số hình thức khác nhằm thông tin đốn các đối tượng thi hành. Việc đánh giá tính khả thi của quyết định phụ thuộc phần lớn vào đối tượng thi hành, chính vì vậy. việc truyền đạt quyết dịnh rất có ý nghĩa đối với việc thực thi quyết định. Cũng giông như các bước nêu trên, việc truyền đạt quyết định dến với đối tượng cũng khác nhau. Ví dụ, việc truyền dạt một quvết định quv phạm khác với việc truyền đạt một quyết định cá biệt hoặc việc truyền đạt một quvết định cùa Thủ tướng Chính phủ khác với việc truyển đạt một quyết đinh cùa uv ban nhân dân...

1. Trình tự xây dựng, ban hành quyết định của Chính phủ

Chính phủ có thấm quvén ban hanh nghị quvết và nghị định, trong đó phần lớn các nghị định là quyết định hành chính có chứa đựng quy phạm pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm theo sáng kiến của mình và theo đẻ nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cư quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì để soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập ban soạn thảo và ban soạn thảo phài làm một số công việc như sau:

- Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các vãn bản quy phạm pháp luật hiện hành có licn quan;

- Tổ chức nghiên cứu xây dựng dự tháo;

- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, tập hợp ý kiến và chỉnh lí dự thảo:

- Chuẩn bị tờ trình, dự tháo và các tài liệu cần thiết khác đổ trình Chính phủ.

Theo quy định của pháp luật, trước khi trình Chính phủ dự thảo thì Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo.

Nội dung của dự thảo sẽ được Chính phủ xem xét tại phiên họp của Chính phủ. Tại phiên họp của Chính phủ. đại diện cơ quan soạn thảo sẽ thuyết trình dự thảo, Bộ trưởng Bộ tư pháp trình bày ý kiến thẩm định dự thảo, đại diện các cơ quan được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. Sau đó các thành viên của Chính phủ sẽ thảo luận.

Dự thảo sẽ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành vicn Chính phủ biểu quyết tán thành. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người kí nghị định.

2. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ được chính Thú tướng giao và chỉ đạo cơ quan soạn thảo. Cơ quan nàv có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhấn dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Bộ tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiên bằng văn bản về các dự thảo quyết đinh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Sau dó, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh lí dự thảo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người trực tiếp xem xét để kí quyết định, chỉ thị.

3. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Bộ cũng như các cơ quan ngang bộ là những cơ quan thực hiện quvền hành pháp để thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, thủ trưởng các cơ quan này sẽ là những người trực tiếp ra các quyết định hành chính có chứa đựng các quy tắc xử sự trong những lĩnh vực cụ thể. Theo Nghị quyết của Ưỷ ban thường vụ Quốc hội số 287/2002/NQ-ƯBTVQH ngày 29/1/2002 thì cơ quan thuộc Chính phủ không được ban hành vãn bản quv phạm pháp luật.

Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định này cũng phái tuân theo các trình tự do pháp luật quy định như sau:

- Trước hết phải có bước dự thảo quyết định, chỉ thị hoặc thông tư. Bước dự thảo này do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao cho một đơn vị thuộc bộ thực hiện.

- Đơn vị được giao trách nhiệm này có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng dự thảo và cũng tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo đã được xây dựng tổ chức lấv ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nhưng cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan.

- Đơn vị được giao soạn thảo sõ chình lí dự thảo trước khi đem trình bộ trưởng, thủ trường co' quan ngang bộ.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét lại dự thảo lần cuối trước khi kí các quyết định, chỉ thị, thông tư.

4. Soạn thảo và ban hành các quyết định hành chính liên tịch

- Việc soạn thảo dự thảo quvếl dịnh hành chính liên tịch trước hết phải được các cơ quan hữu quan cùng nhau thảo luận để phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Cơ quan được phàn công chủ trì soạn thảo phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng dự thảo quyết định và lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan.

- Cư quan chủ trì việc soạn thảo sẽ tiếp tục tập hợp những ý kiến và đi đến việc chỉnh lí dự thảo.

- Cuối cùng là những người đứng đầu các cơ quan cùng tham gia xem xét lần cuối để đi đến việc kí quyết định hành chính liên tịch.

5. Quyết định của ủy ban nhân dân

Với vị trì là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Uỷ ban nhân dâr. căn cứ vàc hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lỉnh, nghị quyết của ủv ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết dịnh cua Chủ tịch nước, vãn bản của cơ quan nhà nước cấp trcn cũng như nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chí thị.

Thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành các quyết định, chỉ thị cúa ủy ban nhân dân do pháp luật quy định.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.