Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại.
Khái niệm Chính Phủ
Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại. Chức năng cùa Chính phủ là: "... thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tể, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" (Điều 109 Hiên pháp năm 1992). Chính phủ thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình.Địa vị pháp lý hành chính của Chính Phủ
Thẩm quyền của Chính phủ được thể hiện cụ thể, chủ yếu tại các quy phạm pháp luật quy định về quyền hạn của Chính phủ. Đây là nội dung quan trọng khi xem xét địa vị pháp lí hành chính của Chính phủ. Khi xem xét thẩm quyền của Chính phủ cần phải xem xét đồng thời cả thẩm quyền của tập thể Chính phủ và thẩm quyền của người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ).Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có quyền lập quy. Đó là quyền ban hành các nghị quyết, nghị định có tính bắt buộc phải thi hành trong phạm vi cả nước được thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ là văn bản dưới luật được ban hành nhằm cụ thể hoá luật và để thi hành luật.
Chính phủ còn được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, đứng dầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ trực tiếp lãnh dạo, chỉ đạo hoạt động của các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết cùa Quốc hội; nghị quyết và pháp lệnh của uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện việc tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự công cộng, phục vụ lợi ích nhân dân, bảo đảm an ninh xã hội.
Quyền kiểm tra, thanh tra là quyền quan trọng của Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, ngăn chặn những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, tiêu cực trong quản lí hành chính nhà nước. Việc kiểm tra, thanh tra trong quản lí hành chính nhà nước được Chính phủ tiến hành thường xuyên, đồng bộ và có các chế tài cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động quản lí hành chính nhà nước đúng pháp luật và hiệu quả.
Tóm lại: Quyền hạn cơ bản của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật tổ chức chính phủ năm 2001 gồm: quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện các dự thảo văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại; quyền lập quy; quyền quản lí toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội... phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; quyền tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh theo các hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.
Xem thêm về Quan hệ pháp luật hành chính
Khi thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Những công việc khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ điều hành bằng các quyết định, chỉ thị. Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, điều hành có hiệu quả, Điều 114 Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ cũng quy định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ;
- Đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ;
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Đình chỉ thi hành nghị quyết bất hợp pháp của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thứ trưởng và các chức vụ tương đương;
- Phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Những quy định về thẩm quyền của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ nét nguyên tắc kết hợp lãnh đạo tập thể và lãnh đạo cá nhân.
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].
Bình luận