Thủ tục rút gọn trong Luật tố tụng hành chính 2015

Nhìn chung, những người có quyền, lợi ích bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính khi gửi đơn khởi kiện hành chính đến Tòa án đề nghị giải quyết đều mong muốn được giải quyết nhanh chóng, và người bị kiện cũng có nhu cầu tương tự.

Thủ tục rút gọn là quy định mới được bổ sung để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm giải quyết nhanh gọn, kịp thời những vụ án đơn giản, chứng cứ đã rõ ràng. Đồng thời, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tiết kiệm thời gian và chi phí cho đương sự cũng như Nhà nước. Luật tố tụng hành chính năm 2015 có 23 chương, 372 điều, tăng 5 chương, 107 điều so với Luật TTHC năm 2010.

Thủ tục rút gọn, được quy định tại Chương Chương XIV, Chương này gồm 6 điều (từ Điều 245 đến Điều 250) - Quy định về phạm vi, điều kiện, trình tự, thủ tục, thành phần của Hội đồng xét xử tại cấp sơ thẩm gồm: Thẩm phán, thư ký.

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là giải quyết các vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật.


 Luật gia Trần Minh Ngọc - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Trần Minh Ngọc - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Điểm chú trọng được điều chỉnh tại Luật tố tụng hành chính 2015 là việc giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có các điều kiện sau: vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn Tòa án áp dụng qui định riêng về thủ tục rút gọn, đồng thời nhằm áp dụng những qui định khác của Luật TTHC không trái với quy định riêng về thủ tục rút gọn để giải quyết. Đối với cấp sơ thẩm, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 125 Luật này thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.

Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu có các tình tiết sự kiện phát sinh mà các đương sự không thống nhất mà cần xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần thiết tiền hành giám định; cần xác định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá; cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu độc lập; phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Tòa án có quyển ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Trước hết, đối với đương sự, việc xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ tiết kiệm chi phí, công sức cũng như giảm bớt những phiền phức, nhất là đối với người thắng kiện vì đáng lẽ họ không phải gánh chịu những thiệt hại, phiền phức này. Từ đó lòng tin của người dân vào hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung được nâng lên, tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng. Khi việc khiếu kiện tham gia tố tụng của người dân được thuận lợi thì khi đó họ sẽ chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện tại Tòa án, có sự tham gia của cơ quan tố tụng. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện thuận lợi để người dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp nói riêng.

Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ giảm thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên, giảm công việc của thẩm phán, thư ký đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án. Với việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp; khiếu kiện, thủ tục rút gọn góp phần làm giảm đáng kể số lượng án ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay và xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Phiên toàn theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 169 của Luật này. Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được theo quy định tài Điều 135 của Luật này. Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả của đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 của Luật này. Trường hợp được sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử. Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 chương XI của Luật này. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường và thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 7 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết.