Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được thừa kế

Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng xong, gia đình có quyền hợp pháp để chuyển nhượng cổ phần theo quy định.

Hỏi: Năm 2016, bố tôi có góp vốn cùng bạn mở một công ty. Nay ông bị tai nạn bất ngờ và mất không để lại di chúc. Gia đình tôi không có hiểu biết nhiều về hoạt động kinh doanh và pháp luật. Đề nghị luật sư tư vấn, liệu gia đình tôi có thể bán lại số cổ phầǹn đó cho người khác được không, nếu có thủ tục như thế nào? (Mai Anh - Bắc Ninh).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Một cổ đông trong công ty mất cũng có nghĩa là thành phần của hội đồng cổ đông đã thay đổi. Khi xảy ra sự kiện này việc chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần hay thay đổi cổ đông không những tuân theo luật doạnh nghiệp mà còn cần phải quan tâm đến luật dân sự về việc thừa kế.


Thủ tục nhận thừa kế

Căn cứ điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty”, trừ trường hợp bị hạn chế về chuyển nhượng cổ phần quy định trong Điều lệ công ty.

Tuy nhiên, theo như mong muốn gia đình bạn không muốn trở thành cổ đông thì có thể chuyển nhượng số cổ phần trên cho các cổ đông sáng lập khác trong công ty hoặc cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu Đại hội đồng cổ đông Công ty chấp thuận.

Để chuyển chuyển nhượng lại số cổ phần của người thân thì trước tiên sẽ phải làm thủ tục khai nhậnn di sảnn. Thủ tục khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại tổ chức công chứngg.

Về hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm có: (i) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch; (ii) Dự thảo văn bản khai nhận di sản; (iii) Bản sao giấy tờ tuỳ thân; (iv) Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; (v) Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản.

Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng xong, gia đình có quyền hợp pháp để chuyển nhượng cổ phần theo quy định.

Để trở thành cổ đông của công ty, bạn cần thông báo đến những cổ đông khác trong công ty để vào Sổ cổ đông. Khi đó, công ty sẽ phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh theo khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014:"1- Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây: a- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; b- Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết; c- Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”.

Trường hợp bố bạn là cổ đông sáng lập thì theo quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó” (khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014).

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Sau khi bạn trở thành cổ đông của công ty, nếu đủ điều kiện trên về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập bạn có thể chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác hoặc cho người khác, cụ thể:

Các bên liên quan phải ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như: (i) Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần; (ii|)Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước công dân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; (iii) Sổ chứng nhận cổ phần của bên chuyển nhượng; (iv) Sổ chứng nhận cổ phần của bên nhận chuyển nhượng (nếu là cổ đông hiện hữu); (v) Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương hoặc công chứng (trong trường hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đến làm thủ tục chuyển nhượng).

Ngay sau đó, Công ty sẽ tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty và tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông theo quy định.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].