-->

Nhà nước tư bản

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triển nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột.

Mặc dù tính đến nay, sự tồn tại của nhà nước tư sản ngắn hơn nhiều so với nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến song chính nó đã mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn. Nhưng vì là kiểu nhà nước tồn tại chủ yếu trên cơ sở của chế độ tư hữu, nhà nước tư sản vẫn không thể thoát khỏi những hạn chế lịch sử của nó.
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tính chất phức tạp của việc nghiên cứu bản chất của nhà nước tư sản, sự diệt vong mang tính quy luật của nó được giải thích bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế hiện nay với những thay đổi phức tạp đã làm cho học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật bị đặt trước những thử thách nghiêm trọng. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm cho nhiều người nghĩ rằng chỉ có chủ nghĩa tư bản mới tồn tại mãi mãi. Ngay cả một số người cộng sản trước đây cũng đã chuyển sang lập trường chống lại quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, về nhà nước XHCN. Nhiều đảng cộng sản đã vội đổi tên đảng, thay cương lĩnh để từ bỏ lập trường Mác xít của mình về nhà nước. Sự hồ nghi về khả năng tổ chức và quản lý xã hội của nhà nước XHCN đang là một thử thách lớn đối với lý luận MÁC-LÊNIN về nhà nước.

Thứ hai, suốt mấy thập kỷ qua nhà nước tư sản thực sự đã có những thích nghi nhất định. Cùng với những thể chế dân chủ vốn có, những thích nghi của nhà nước tư sản đã tạo dược cho nó một bộ mặt dân chủ, đỡ tàn bạo và hà khắc hơn so với mấy thập kỷ trước đó. Nếu vào những năm 1950, l960 và những năm đầu của thập kỷ 70, chưa nói đến giai đoạn trước đó. Các nhà nước tư sản sẵn sàng đối phó bằng bạo lực đối với phong trào giải phóng dân tộc (Công-gô 1963), phong trào dân chủ và xã hội chủ nghĩa (Chilê 1973) thì ngày nay nhà nước tư sản cố tránh tình trạng sử dụng bạo lực trực tiếp như vậy. Bên cạnh đó, các chương trình viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo đã mang lại không ít những nét tô hồng cho nhà nước tư sản kể cả dưới góc độ chính trị, kinh tế lẫn góc độ xã hội, tâm lý. Trên thực tế, nhà nước tư sản cũng đã thay đổi nhiều do áp lực của các phong trào dân chủ và độc lập dân tộc, của những cuộc đấu tranh mãnh liệt của giai cấp công nhân và những người lao động.

Thứ ba, do những sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa đã thụt lùi quá xa so với các nước tư bản về tiềm lực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Vì vậy những ưu việt của chủ nghĩa xã hội không được phát huy trên thực tế. Điều đó càng làm cho lòng tin của quần chúng đối với chủ nghĩa xã hội bị giảm sút. Nhiều số liệu đã chứng minh rằng xét theo các chỉ số như tốc độ phát triển, thu nhập bình quân theo đầu người, mức nghèo khó thì các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều kém so với các nước đang phát triển.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, hiện nay đã áp dụng nhiều khái niệm, nhiều phương pháp quản lý trước đây bị coi là thuần túy tư bản chủ nghĩa như thị trường, cổ phần, chứng khoán, tự do hợp đồng, tự do kinh doanh. Nhiều vấn đề mang tính nguyên lý của chủ nghĩa xã hội như xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất, công hữu hóa nên sản xuất xã hội không đứng vững trước thực tế phát triển của các nước đang chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường như Việt Nam, Trung Quốc. Tính đa dạng của các hình thức sở hữu, khả năng của các thành phần kinh tế tư nhân, tự do kinh doanh, tự do hợp đồng được chính thức ghi nhận ở các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho nhiều sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trở nên mờ nhạt. Xu thế hòa nhập quốc tế, hợp tác quốc tế, sự dịch chuyển các dòng đầu tư và lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác đã làm cho các quốc gia, bất kể là tư bản hay xã hội chủ nghĩa đều phụ thuộc lẫn nhau. Trong mỗi quốc gia đều có sự tồn tại, hoạt động của các thực thể kinh tế thuộc các loại hình sở hữu khác nhau. Toàn bộ những gì đã nêu trên ngày càng làm cho những sự khác biệt về hình thức, về ranh giới giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa giảm đi nhiều.

Thứ tư, về mặt lý luận, giai cấp tư sản trên mọi cách che đậy bản chất giai cấp của nhà nước tư sản, chứng minh tính nhân dân của nhà nước này. Đặc biệt, các học giả tư sản cố tìm cách chứng minh khả năng chuyển hóa từ nhà nước tư sản sang nhà nước xã hội chủ nghĩa một cách tự nguyện, không cần có đấu tranh chính trị.

Tuy nhiên, dù trong điều kiện và hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải xác định đúng đắn bản chất của nhà nước tư sản. Bản chất đó không thể thay đổi dù nhà nước tư sản có tìm mọi cách để thích nghi với thực tế lịch sử hiện nay. Để nắm được bản chất của nhà nước tư sản, như chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu nó trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản.

Tìm hiểu thêm về Bản chất nhà nước

1. Cơ sở kinh tế-xã hội và bản chất giai cấp của nhà nước tư sản

  • Cơ sở kinh tế
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư. Nếu trong quan hệ sản xuất phong kiến, người nông dân bị lệ thuộc vào các vua, chúa phong kiến và bị bóc lột trực tiếp bằng địa tô thì trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, người nông dân, công nhân vẫn tự do, và về hình thức, được bình đẳng với chủ như những công dân. Tuy nhiên, do không có tư liệu sản xuất, người công nhân phải làm thuê, phải bán sức lao động của mình. Họ không thể không làm thuê vì cuộc sống của họ phụ thuộc vào thu nhập mà họ chỉ có thể có nếu bán được sức lao động. Kết quả cuối cùng là người công nhân vẫn lệ thuộc vào nhà tư sản. Theo Mác, người công nhân mà nguồn của cải duy nhất chỉ là ở chỗ bán sức lao động của mình thì không thể rời bỏ toàn bộ giai cấp người thua, nghĩa là giai cấp tư sản, nếu muốn sống. Người công nhân không thuộc về một người chủ này hay một người chủ nọ mà thuộc về giai cấp tư sản và chính họ phải tìm thấy một người mua trong giai cấp tư sản đó. Nhà tư bản mua sức lao động của công nhân như mua hàng hóa và bắt người công nhân sản xuất ra hàng hóa đê bóc lột giá trị thặng dư. So với các hình thức bóc lột nô lệ và nông nô, hình thức bóc lột của giai cấp tư sản đối với công nhân tinh vi hơn, vô hình hơn.

  • Bản chất giai cấp
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa tồn tại hai giai cấp chủ yếu là vô sản và tư sản. Đây là hai mặt đối lập của xã hội tư bản chủ nghĩa. Ngoài hai giai cấp tư sản và vô sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa còn có các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công ...Mặc dù kết cấu giai cấp của xã hội tư bản đa dạng như vậy nhưng nhà nước chỉ đại diện và bảo vệ chủ yếu cho lợi ích của giai cấp tư sản. Nhiều học giả tư sản cố chứng minh cho cơ sở xã hội rộng rãi của nhà nước tư sản song họ không bao giờ đưa ra được những luận cứ có tính thuyết phục. Các chính đảng tư sản thường tìm chỗ dựa ở các tập đoàn kinh tế và các tập đoàn kinh tế cũng tìm thấy lợi ích của mình trong việc đưa một chính đảng này hay chính đảng khác lên nắm chính quyền. Tuy khác nhau về tính chất đại diện xã hội song chỗ dựa chủ yếu của họ là các chủ tư bản. Chẳng hạn, Đảng cộng hòa (Hoa Kỳ) có sự hậu thuẫn của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Hoa Kỳ. Chính các nhà lý luận tư sản cũng buộc phải thừa nhận điều này.

Nhà nước tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản. Song khác với các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước tư sản cùng với pháp luật của nó là công cụ chủ yếu và trực tiếp của chuyên chính tư sản. Vì vậy, dù được tổ chức dưới hình thức nào, nhà nước tư sản bao giờ cũng là công cụ để duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, chống lại giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Lê nin đã chỉ rõ: "Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”.

Xét về mặt lịch sử, nhà nước tư sản với những thể chế dân chủ tư sản là một tiến bó lớn so với nhà nước phong kiến. Nhà nước tư sản, đặc biệt trong thời kỳ đầu, đã xác lập nhiều thể chế dân chủ như: Nghị viện, quyền tự do dân chủ, phổ thông đầu phiếu ... Chính những thể chế này đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội tư sản nói riêng và của nền văn minh nhân loại nói chung: Tuy nhiên, do tồn tại trên cơ sở của chế độ tư hữu và phục vụ cho chế độ đó nhà nước tư sản vẫn không thể thoát khỏi những hạn chế lịch sử của nó. Là công cụ trấn áp của thiểu số người bóc tột đối với đa số quần chúng bị bóc lột, nó không thể nào tiến bộ và dân chủ thực sự được. Ngược lại, những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Lịch sử phát triển của nhà nước tư sản qua các thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản đã nói lên điều đó.

Giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản (giai đoạn cạnh tranh tự do) là giai đoạn hình thành và phát triển hình thức tư hữu tư sản đối với các tư liệu sản xuất. Về mặt chính trị - xã hội, giai đoạn này được đặc trưng bởi sự định hình các thể chế dân chủ, các tổ chức, đoàn thể tiến bộ. Nhà nước là "người lính gác" của chế độ tư hữu tư sản. Nó gần như đứng ngoài đời sống kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ can thiệp khi có những biểu hiện làm lung lay chế độ tư hữu “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (phần lớn hiến pháp các nước tư sản ghi nhận quy định này). Phải thấy rằng lúc ấy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa cần có sự can thiệp của nhà nước bởi chúng phát triển và tự điều chỉnh được bằng các quy luật nội tại: cạnh tranh tự do và quy luật giá trị. Nhà nước tư sản sẵn sàng bảo vệ lợi ích của tất cả các chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, kể cả các tiểu chủ. Chính vì thế, cơ sở xã hội của nhà nước tư sản lúc bấy giờ rộng hơn. Như Mác và Ănghen đã nói trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản: "Nhà nước tư sản là ủy ban quản lý công việc chung của giai cấp tư sản", là công cụ chuyên chính của toàn bộ giai cấp tư sản.

Đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với sự hình thành của các tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. Quá trình đó diễn ra dưới tác động của nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu là do sự phát triển các quan hệ sản xuất gắn liền với các nhóm tư bản độc quyền có khả năng thâu tóm toàn bộ quyền lực kinh tế ở phạm vi một ngành hoặc cả một nhóm ngành. Sự hình thành các nhóm tư bản độc quyền cùng với sự hạn chế khả năng tự điều tiết của nền kính tế tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế. Xét về nguyên nhân xã hội, đây là do sự đối kháng giữa vô sản và tư sản trở nên quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa các nhóm, tập đoàn tư bản độc quyền này với các nhóm, tập đoàn tư bản khác cũng trtở nên gay gắt hơn. Nhu cầu nắm giữ quyền lực nhà nước để giải quyết các mâu thuẫn đó trở nên cấp bách đối với các tập đoàn tư bản độc quyền. Trong giai đoạn phát triển đế quốc, nhà nước tư sản cũng có những thay đổi nhất định với những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Nhà nước tư sản can thiệp sâu, rộng hơn vào đời sống kinh tế

Sự can thiệp đó được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Sở hữu độc quyền nhà nước, thị trường. Nhà nước, điều chỉnh bằng pháp luật, thuế. bản hộ, xuất khẩu tư bản nhà nước là quân sự hóa các ngành kinh tế điều kiện hòa bình. Các tổ hợp quân sự hình thành trong các nước khác nhau đã thúc đẩy việc chạy đua vũ trang, hướng nhà nước tư sản đi theo con đường chiến tranh, thực hiện những chính sách đối nội đối ngoại gây căng thẳng. Sự can thiệp sâu của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế không thể làm cho nó thay đổi bản chất và không thể biến nó thành "nhà nước phúc lợi chung", "nhà nước sau công nghiệp". Trái lại, với những biện pháp can thiệp vào đời sống kinh tế, nhà nước tư sản trở thành một tên tư sản tập thể khổng lồ. Nó cũng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vẫn bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản song mạnh mẽ hơn. hiệu quả hơn vì nó có quyền lực nhà nước.

Sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế - xã hội cố nhiên không thể là cứu cánh của chủ nghĩa tư bản. Điều đó chỉ có thể giúp chủ nghĩa tư bản giải quyết được một số vấn đề nhất đính. Song. với bản chất là công cụ chuyên chính của thiểu số bóc lột và tồn tại dựa trên chế độ tư hữu và bóc lột sức lao động làm thuê. nhà nước tư sản vẫn bất lực trước những mâu thuẫn kinh tế-xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa. Rất nhiều nước tư bản hoặc các nước đang trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa đã đối mặt với những mâu thuẫn xã hội gay gắt - hậu quả của những chính sách kinh tế, xã hội thiếu công bằng. Các cuộc bạo động của người đa đen ở Los Angeles (Hoa Kỳ), các cuộc chiến tranh du kích ở một số nước Mỹ La tinh là những ví dụ.

- Nhà nước tư sản bị các nhóm tư bản độc quyền có thế lực chi phối

Nhà nước tư sản, từ chỗ là người gác cổng của giai cấp tư sản trước đây. nay chỉ bảo vệ lợi ích của nhóm tư sản độc quyền này lay tập đoàn tư sản độc quyền khác hoặc của những nhóm tư sản có mối liên kết quốc tế rộng lớn. Trong thời đại hiện nay, các công ty đa quốc gia và siêu quốc là một hiện tượng đặc trưng của các mối liên kết quốc tế của giai cấp tư sản. Trên thế giới hiện nay, theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, có 35000 công ty xuyên quốc gia với 150000 chi nhánh ở 160 nước và khu vực trên thế giới, chiếm 40% tổng giá trị sản xuất của thế giới tư bản).Các công ty siêu quốc gia này luôn luôn được nhà nước tư sản bảo vệ.
Nhà nước tư sản sẵn sàng xử sự bất công ngay đối với cả các nhà sản độc lập khi điều đó phù hợp với lợi ích của các nhóm tư sản độc quyền. Các cuộc vận động hậu trường thường xuyên được tiến hành trong hành lang của các cơ quan nhà nước tư sản. Ơ Hoa Kỳ, vận động hậu trường của các nhóm lợi ích, đặc biệt của các nhóm tư sản lớn là nỗi nhức nhối của xã hội. Các viên chức cao cấp của nhà nước tư sản sau khi thoái vị đã trở thành những người vận động chính cho các tập đoàn tư sản. Như vậy cơ sở xã hội của nhà nước tư sản vốn đã hẹp lại càng bị thu hẹp hơn. Đây chính là một đặc trưng nữa của nhà nước tư sản thời đại đế quốc chủ nghĩa.

- Nhà nước tư sản buộc phải hoàn thiện để thích nghi với điều kiện mới

Là nét đặc trưng khác của nhà nước tư sản hiện đại. Thực tiễn lịch sử đã cho nhà nước tư sản thấy rõ rằng các cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp sẽ không mang lại kết quả mong muốn. Hơn thế nữa, chúng sẽ làm cho giai cấp tư sản hoặc những thế lực tư sản cầm quyền suy yếu bởi vì phong trào dân chủ, chống chiến tranh ở các nước tư bản lôi cuốn được nhiều tầng lớp trong xã hội và trở thành một trào lưu mạnh. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội, mặc dù bị khủng hoảng và tan rã ở một số nơi song vẫn là đối trọng thực tế của chủ nghĩa tư bản. Sự thành công của Trung Quốc, sự đứng vững và đi lên của Việt Nam, Cu Ba đã khẳng định là chủ nghĩa xã hội không chết. Tại các nước đã chuyển từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản như Nga, Ba Lan, nhân dân và những người cộng sản chân chính đã bắt đầu lấy lại sức mạnh của mình. Trong điều kiện như vậy, nhà nước tư sản phải tìm mọi cách làm cho bộ mặt của mình dân chủ hơn, nhân dân hớn. Điều đó được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Một số nước tư bản đã dành nhiều chi phí cho phúc lợi xã hội, cho giáo dục, y tế. Tại những nước tư bản mà vai trò lãnh đạo nằm trong tay những người xã hội như ở Thụy Điển và một số nước khác thì những thành tựu xã hội càng dễ nhận thấy hơn. Nói chung, những thành tựu xã hội của nhiều nước tư bản là không thể phủ nhận được. Bên cạnh đó, nhiều nhà nước tư sản dành không ít thu nhập của mình cho các chương trình viện trợ nhận đạo và quỹ phát triển quốc tế.

Những chiến dịch "đấu tranh vì nhân quyền" được thực hiện thường xuyên hơn. Tất cả những điều đó là những bằng chứng về cố gắng thích nghi của nhà nước tư sản hiện đại.
Tuy nhiên, dù phát triển đến giai đoạn nào, dù cố gắng cải biến đến đâu để thích nghi với điều kiện mới, nhà nước tư sản cũng không thể thay đổi bản chất. Bao giờ, ở đâu, suy cho cùng nó chỉ là công cụ chuyên chính tư sản. (Xem thêm về Quản lý nhà nước)

2. Chức năng của nhà nước tư sản

Chức năng của nhà nước tư sản biểu hiện bản chất và nhiệm vụ của nó trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh và điều kiện lịch sử, dù tồn tại dưới hình thức nào, nhà nước tư sản vẫn không thể thay đổi chức năng của mình, đặc biệt là chức năng đàn áp. Nắm trong tay những lực lượng kinh tế và quân sự to lớn, nhà nước tư sản hiện đại luôn tìm mọi cách bám giữ các mục tiêu của nó là phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.

Chức năng của nhà nước tư sản có thể xác định tùy theo phạm vi và tính chất hoạt động. Nếu dựa vào tính chất hoạt động thì nhà nước tư sản có chức năng củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, chức năng đàn áp về chính trị và tư tưởng đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nếu dựa vào phạm vi hoạt động thì chức năng của nhà nước tư sản được phân thành chức năng đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên sự phân biệt chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản cũng chỉ mang tính chất tương đối. Giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau.

a,Chức năng đối nội

Chức năng đối nội là phương diện hoạt động chính của nhà nước tư sản liên quan đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra trên lãnh thổ, trong phạm vi chủ quyền của nhà nước tư sản. Chức năng đối nội của nhà nước tư sản bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên có thể quy chức năng đối nội của nhà nước tư sản về ba chức năng cụ thể, chủ yếu dưới đây.

- Chức năng củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở tồn tại của xã hội tư bản dựa trên chế độ tư hữu của giai cấp tư sản và chế độ bóc lột lao động làm thuê. Chính vì thế, nhà nước tư bản bằng mọi cách bảo vệ chế độ tư hữu. Quyền tư hữu dưới xã hội tư bản chủ nghĩa được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, với sự giúp đỡ của cảnh sát, quân đội và tòa án. Một trong những biện pháp quan trọng nhất để thực hiện việc bảo vệ cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là việc thể chế hóa quyền tự do tư hữu. Quyền tư hữu được coi là thiêng liêng bất khả xâm phạm và được nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm bảo vệ một cách hiệu quả bằng hệ thống pháp luật.

Hình luật của phần lớn các nước tư sản quy định hình phạt cho các tội xâm phạm sở hữu nặng hơn các tội xâm phạm sức khỏe và nhân phẩm. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản, việc thực hiện chức năng bảo vệ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa cũng có những thay đổi nhất định. Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ nhà nước tư sản bảo vệ chế độ tư hữu bằng chính các hoạt động kinh tế của mình. Khác với nhà nước tư sản thời kỳ đầu có nhiệm vụ bảo vệ tự do cạnh tranh, bảo vệ lợi ích cho toàn bộ giai cấp tư sản, nhà nước tư sản hiện đại bảo vệ lợi ích của các nhóm tư bản độc quyền là chủ yếu. Chính vì vậy, mỗi khi sở hữu của một nhóm tư bản độc quyền nào đó bị lung lay thì nhà nước sẵn sàng can thiệp bằng cách hoặc là chuyển sở hữu của nhóm độc quyền đó thành sở hữu nhà nước hoặc bằng cách tạo cho nó những đặc quyền trong đầu tư hoặc tín dụng.

Nhà nước tư sản hiện đại nắm rất nhiều xí nghiệp, nhiều ngành sản xuất. Vì thế, bên cạnh việc bảo vệ chế độ tư hữu tư sản nói chung nó còn bảo vệ sở hữu của chính mình. Đây là điểm khác nhau giữa nhà nước tư sản trước đây và nhà nước tư sản hiện đại. Sự can thiệp sâu của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế đặc biệt mạnh mẽ vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nền kinh tế thị trường tự do đã tạo nên tình trạng vô chính phủ dẫn đến những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở những năm đầu tiên của thế kỷ XX và nhất là những năm 1929- 1933. Chính sự can thiệp sâu của nhà nước tư sản, chính việc chuyển từ chức năng "người gác cổng" của giai cấp tư sản, sang chức năng can thiệp trực tiếp vào đời sống kinh tế đã cứu nguy cho xã hội tư bản. Nhà nước tư sản hiện đại nắm trong tay quyền lực kinh tế to lớn và có khả năng can thiệp có hiệu quả vào các khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới. Những cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mexico, Singapore, Nhật và cách tháo gỡ đã chứng minh khả năng to lớn đó của nhà nước tư sản. Thông qua các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế, các nước tư bản có khả năng chi phối cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển. Học giả Mỹ Richard Bergon đã nhận xét như sau về vai trò của nhà nước Mỹ: "Sự thủ tiêu nhà nước Trung ương ắt sẽ có nghĩa là sự kết thức của những chương trình quốc gia đồ sộ, điều này nhanh chóng thể hiện những bấti bình đẳng gay gắt trên lãnh thổ nước Mỹ”. Tuy nhiên sở hữu nhà nước tư sản hiện đại không phải là sở hữu đã được “xã hội chủ nghĩa hóa". Thực chất đó là sở hữu của một “tư bản tập thể”, sở hữu của các nhóm tư bản lũng đoạn. Các hoạt động của nhà nước tư sản hiện đại nhằm tác động tới nền kinh tế nếu xét đến cùng cũng chỉ là việc thực hiện chức năng bảo vệ cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa mà thôi.

- Chức năng đàn áp

Chức năng đàn áp của nhà nước tư sản được coi là chức năng truyền thống, chức năng chủ yếu của nhà nước tư sản ở thời kỳ đầu. Do tính chất đấu tranh khốc liệt giữa tư sản và phong kiến và tiếp đó giữa tư sản và vô sản, nhà nước được sử dụng như một công cụ đàn áp hữu hiệu. Sự đàn áp của nhà nước tư sản thể hiện ở ba phương diện chính.

+ Chức năng đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về chính trị

Sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bao giờ cũng kéo theo sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản. Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với các tầng lớp nhân dân lao động, đối với giai cấp công nhân đã dẫn đến các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế chống giai cấp tư sản thống trị. Trước những cuộc đấu tranh phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giai cấp tư sản không ngần ngại sử dụng bạo lực của nhà nước để đàn áp giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là đàn áp đảng cộng sản và các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ. Ơ Hoa Kỳ, nơi người Mỹ mệnh danh là thế giới tự do thì chủ nghĩa đa nguyên chỉ tồn tại đối với giai cấp tư sản. Các chính đảng được coi là cộng sản hoặc thân cộng sản luôn luôn bị đe dọa, bì hạn chế ở mọi phương diện, nhất là ở thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ này.

Việc đàn áp giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác được tiến hành không chỉ thông qua bạo lực. Một trong những biện pháp đàn áp khác mà nhà nước tư sản sử dụng song song với bạo lực trực tiếp là việc hạn chế các quyền lợi chính trị của giai cấp công nhân, bằng mọi cách ngăn cản không cho giai cấp công nhân tham gia quản lý nhà nước, tham gia đời sống chính trị của đất nước. Một trong những thành tố của đời sống chính trị là bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước, tham gia vào việc quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Việc tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước thể hiện mâu thuẫn giữa những người lao động và các nhà tư sản. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống, bầu cử quốc hội rất thấp. Phần lớn các cử tri cho rằng bầu cử không mang lại lợi ích gì cho họ.

Ở Mỹ, trong hơn 50 năm qua, chỉ có 52 - 64% cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống. Tỷ lệ này thấp hơn nếu tính trong phạm vi những người nghèo, có thu nhập dưới 10.000 đô la một năm. Khả năng ứng cử của những người lao động cũng cực kỳ khó khăn. Chi phí cho các cuộc vận động tranh cử là rất lớn. Chẳng hạn, để thắng cử chức hạ nghị sĩ ở Mỹ phải mất 400.000 đô la và chức thượng nghị sĩ là 2.000.000 đô la (vào thời điềm 1988). Ưng cử viên tổng thống thì đòi hỏi chi phí lớn tới hàng trăm triệu. Nếu bản thân không là tỷ phú hoặc không có sự hỗ trợ của các nhóm tư sản có tiềm lực thì không ai có thể đứng ra vận động tranh cử. Việc quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cũng do các chính khách tư sản thực hiện. Nhân dân lao động ít có khả năng tham gia một cách có hiệu quả.

Chức năng đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về mặt chính trị thể hiện rõ nhất khi nhà nước tư sản chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít. Dưới chế độ phát xít, sự đàn áp chính trị trở nên khốc liệt với những thủ đoạn và biện pháp hết sức trắng trợn. Cộng hòa Chilê sau đảo chính quân sự năm 1973, Nam Phi trong thời kỳ Apacthai là những thí dụ điển hình.

+ Chức năng đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về tư tưởng

Đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về mặt tư tưởng được nhà nước tư sản coi là một chức năng quan trọng. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, việc đàn áp nhân dân lao động về một tư tưởng chưa phải là vấn đề cấp bách đối với nhà nước tư sản. Nắm trong tay quyền lực kinh tế, chính trị trong điều kiện chủ nghĩa xã hội khoa học chưa trở thành hiện thực, nhà nước tư sản chỉ chú trọng tới việc đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động về mặt kinh tế, chính trị. Nhà nước tư sản sử dụng nhà thờ và các tín điều tôn giáo khác làm công cụ phục vụ gián tiếp cho lợi ích của giai cấp tư sản. Bằng nhà thờ, bằng các tín điều tôn giáo, giai cấp tư sản cố làm tê liệt tinh thần đấu tranh của nhân dân, duy trì họ trong trạng thái mơ hồ về chính trị để dễ quản lý, dễ cai trị.

Bước sang giai đoạn phát triển đế quốc chủ nghĩa, cùng với sự bất ổn định tăng nhanh về mặt kinh tế, chính trị là sự khủng hoảng về mặt tư tưởng của nhà nước tư sản. Về phía các học giả tư sản, việc biện minh cho sự vĩnh hằng của nhà nước tư sản trở nên khó khăn hơn, còn về phía nhân dân lao động, lòng tin vào chủ nghĩa xã hội, vào một tương lai đã có những cơ sở thực tế của nó. Chủ nghĩa MÁC-LÊNIN đã đi sâu vào quần chúng lao động như một học thuyết khoa học nhất, có khả năng cải tạo thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, nhà nước tư sản đã đẩy mạnh hơn việc đàn áp nhân dân về tư tưởng, đưa nó thành một trong các chức năng cơ bản của mình. Một trong những biểu hiện sinh động của việc đàn áp lư tưởng là hoạt động của các công cụ thống tin đại chúng. Các nhà nước tư sản nắm rất chắc các cơ sở truyền hình, phát thanh và sử đụng chúng vào các mục đích tuyên truyền. Đài Châu Âu tự do là một trong những công cụ chiến tranh tư tưởng của chủ nghĩa dế quốc. Đài Châu Âu tự do đã góp phần đắc lực vào việc làm sụp đổ Liên bang xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu. Ngày nay, bất chấp sự phản đối của các quốc gia châu Á, Chính phủ Mỹ cho thành lập Đài châu A tự do và phát bằng tiếng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên để chống các nước có thể chế xã hội chủ nghĩa.

Sự gia tăng hoạt động đàn áp tư tưởng của nhà nước tư sản thể hiện không chỉ trong việc nó phát triển và nắm chắc các phương tiện thông tin đại chúng, mà còn có cả trong việc tăng cường quan hệ với nhà thờ và các thế lực phản động trong các tôn giáo khác nhau. Hoạt động đàn áp nhân dân lao động về tư tưởng nhằm vào các mục đích chủ yếu sau:
  • Làm tê liệt sự phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bằng việc tuyên truyền cho sự tồn tại vĩnh viễn của nhà nước tư sản, bằng luận điệu cho rằng nhà nước tư sản thay đổi bản chất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sẽ trở thành nhà nước phồn vinh chung, nhà nước phúc lợi chung. Xuyên tạc học thuyết MÁC-LÊNIN về nhà nước và pháp luật, từng bước loại bỏ học thuyết khoa học này ra khỏi đời sống tinh thần của nhân dân lao động.
  • Tuyên truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng bè phái nhằm làm suy yếu các phong trào đấu tranh cách mạng hoặc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Từng bước phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa bằng việc kích động tư tưởng chống cộng sản, chuẩn bị cơ sở tinh thần cho những quá trình "diễn biến hòa bình" như đã xảy ra ở các nước Đông âu.
  • Tuyên truyền những lối sống ích kỷ, kích động những ham muốn tầm thường của con người nhằm hướng nhân dân, đặc biệt là thanh niên đi chệch khỏi con đường đấu tranh giải phóng áp bức, bóc lột. Ơ các nước tư bản, việc phổ biến các ấn phẩm văn hóa đồi trụy như phim ảnh bạo lực, tình dục không thể kiểm soát được. Vì mục đích lợi nhuận, các nhà xuất bản, phát hành đã bất chấp hậu quả xã hội. Nhà nước tư sản không ngăn cản, hạn chế vì cũng muốn cho xã hội chọn trong cơn lốc tiêu thụ, hưởng lạc. Tuy nhiên, hậu quả xã hội phát sinh ngày càng nghiêm trọng. Ơ Mỹ, nạn tội phạm, bạo lực, sự mê muội đã dẫn đến sự khủng hoảng tinh thần sâu sắc thể hiện ở những vụ tự sát tập thể, những vụ giết người hàng loạt và những tội phạm nghiêm trọng khác ...
+ Chức năng tổ chức và điều tiết xã hội

Chức năng tổ chức và điều tiết xã hội của nhà nước tư sản trong giai đoạn hiện tại được chú ý đặc biệt. Đó những khủng hoảng của nền kinh tế tự do mang lại vào những năm 1929-1930, nhà nước tư sản tìm mọi cách can thiệp sâu vào đời sống xã hội, kinh tế. Nhà nước tư sản đã sử dụng nhiều chính sách kinh tế và hệ thống pháp luật để hạn chế những yếu tố tự phát, vô chính phủ của nền kinh tế thị trường tự do. Những thành công mà chức năng tổ chức điều tiết nền kinh tế mang lại đã làm cho nó trở nên quan trọng hơn. Chức năng tổ chức và điều tiết xã hội của nhà nước tư sản là mảng hoạt động có hiệu quả không thể phủ nhận hiện nay. Nhà nước tư sản hiện đại sử dụng khá linh hoạt và khoa học các phương tiện, kỹ thuật và công cụ quản lý. Tính kỷ luật cao của nền sản xuất tư bản đã ảnh hưởng không ít đến chức năng điều tiết và tổ chức xã hội của nhà nước tư sản. Nhiều nước tư bản, mặc dù có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội tiềm tàng mà vẫn ổn định, phát triển là nhờ có khả năng tổ chức và điều tiết của nhà nước tư sản. Các công cụ, các hình thức thực hiện chức năng điều tiết của nhà nước tư sản rất khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến và hiệu quả nhất là các công cụ sau:

Các chính sách cụ thể, bao gồm chính sách kinh tế, tài chính, xã hội. Các chính sách của nhà nước tư sản có tác dụng định hướng cho từng lĩnh vực cụ thể. Hoạt động xây dựng chính sách (Po1icy-making) là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của chức năng điều tiết.
Hệ thống pháp luật. Nhà nước tư sản hiện đại xây dựng được cho mình một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và sử đụng nó để điều tiết các quan hệ xã hội.
Hòa giải và giải quyết các xung đột xã hội. Bản chất của xã hội tư bản là sự thống trị của giàu có đối với nghèo đói. Chính vì thế, xã hội tư sản chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt. Y thức được điều này, nhà nước tư sản rất chú trọng đến các biện pháp hòa giải xung đột và giải quyết mâu thuẫn. Nhiều định chế xã hội được nhà nước tư sản khuyến khích nhằm thực hiện mục đích hòa giải xung đột.

b, Chức năng đối ngoại

Chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản được coi là mặt hoạt động rất quan trọng. Việc thực hiện các chức năng này cũng có khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản mặc dù mục đích chính của các chức năng đối ngoại là bành trướng kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng.

Trong giai đoạn đầu, để đạt được những mục đích này, phương pháp chủ yếu của nhà nước tư sản là gây chiến tranh xâm lược nước khác để chiếm thuộc địa, thực hiện chính sách bóc lột không thương xót đối với các nước này.

Bước sang giai đoạn phát triển đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản càng muốn vươn tới các thí trường lớn hơn. Song việc xâm lược và nô dịch theo chế độ thuộc địa khó có thể thực hiện trong điều kiện khi các lực lượng của ba dòng thác cách mạng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển của loài người. Việc bành trướng của nhà nước tư sản về chính trị, kinh tế, văn hóa và tư tưởng được tiến hành dưới các hình thức và biện pháp khác mà điển hình là chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Một đặc điểm khác trong chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản hiện đại là việc thành lập các liên minh quân sự giữa các nước cùng hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội nhằm chống các nước xã hội chủ nghĩa, đe dọa chiến tranh nhằm ngăn cản phong trào cách mạng thế giới. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản cũng tìm mọi cách để cùng nhau hạn chế các cuộc khủng hoảng có nguy cơ làm suy yếu hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa. Các liên minh kinh tế được hình thành rộng rãi nhằm thực hiện mục đích này.

Trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế tất yếu của đời sống quốc tế là đối thoại, nhận thức được nguy cơ hủy diệt của các cuộc chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh nguyên tử, nhà nước tư sản ở nhiều nước đã có những thay đổi tích cực trong hoạt động đối ngoại. Nhiều nước tư sản hiện đại đã cắt giảm lực lượng quân sự, hủy bỏ vũ khí hạt nhân chiến lược. Các liên minh kinh tế, các khu vực mậu dịch là một nét mới trong chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản. Nhu cầu có một thị trường thống nhất đã dẫn tới sự hình thành cộng đồng kinh ế châu âu (EU) HIỆP ước khu vực tự do thương mại Châu âu, (EFTA), (Hiệp ước khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Việc hình thành các liên minh kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do đã nâng vị trí của chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản. Mặt khác, một số nhà nước tư sản cũng đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các chương trình nhân đạo quốc tế. Thụy Điển, ức, Canađa là những nước đã giúp đỡ rất nhiệt tình các nước đang phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Tóm lại, chức năng đối ngoại của nhà nước tư sản được thực hiện nhằm vào các mục tiêu sau:
  • Gây ảnh hưởng quốc tế, tìm mọi cách để khẳng định vị trí thống trị của mình trên trường quốc tế, can thiệp vũ trang khi có điều kiện để lật đổ các chính phủ tỏ ra không thân hữu nhằm duy trì ảnh hưởng của mình.
  • Đàn áp và nô dịch nhân dân các nước khác, gây chiến tranh xâm lược khi có điều
  • kiện.
  • Phòng thủ, bảo vệ nhà nước tư sản khỏi những ảnh hưởng của cách mạng xã hội
  • chủ nghĩa.
  • Phát triển các liên minh quân sự, kinh tế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư bản ở phạm vi toàn cầu.
Mọi vấn đề pháp lý mà bạn đang vướng mắc đều có thể được giải đáp kịp thời bởi đội ngũ luật sư, chuyên gia uy tín hàng đầu. Tìm hiểu chi tiết, truy cập ngay: Công ty luật uy tín tại Việt Nam

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

3. Hình thức của nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản là một thể chế hết sức phức tạp không những vì tính đa dạng về hình thức mà còn vì cấu tạo bên trong của nó. Nhà nước tư sản đa dạng về hình thức bởi trình độ phát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẫn giữa chúng khác nhau ở mỗi nước. Khái niệm hình thức nhà nước xét từ góc độ khoa học pháp lý bao hàm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

a, Hình thức chính thể của nhà nước tư sản

Hình thức chính thể của nhà nước tư sản là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan quyền lực tối cao và xác lập mối quan hệ giữa chúng. Hình thức chính thể của nhà nước tư sản bao gồm chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hòa.

- Đối với chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ (quốc vương, vua...) được truyền lại cho người kế vị. Hình thức quân chủ lập hiến hiện còn tồn lại ở một số nước tư bản như Anh, Nhật, Hà Lan ... Sự tồn tại của chính thể quân chủ lập hiến ở một số nhà nước tư sản có nguyên nhân lịch sử và chính trị của nó. Ở một số nước, buổi đầu giai cấp tư sản không thể xóa bỏ ngay được chế độ phong kiến nên đành phải thỏa hiệp và sau đó thì quay ra sử dụng một số thể chế phong kiến để phục vụ cho lợi ích của mình. Ở chính thể quân chủ lập hiến, chúng ta thấy có sự hạn chế nhất định đối với quyền lực của nguyên thủ. Nó cũng có những đặc trưng của một nền hiến pháp mặc dù chưa thật đầy đủ và hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó.

Căn cứ vào tương quan giữa vai trò của vua và của nghị viện, chúng ta thấy ở chính thể quân chủ lập hiến có hai biến dạng là: chính thể quân chủ nhị hợp và chính thể quân chủ đại nghị.
+ Ở chính thể quân chủ nhị hợp, quyền lực của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lĩnh vực hành pháp. Hình thức chính thể này hầu như không còn thấy ở các nước tư bản phát triển. Nhật Bản (theo Hiến pháp 1889 tồn tại đến 1947), Đức (theo Hiến pháp 1871) được tổ chức theo hình thức chính thể này.

+ Chính thể quân chủ đại nghị tồn tại khá phổ biến hiện nay. Ở chính thể này, chúng ta thấy nguyên thủ quốc gia không có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp và trong lĩnh vực hành pháp cũng bị hạn chế đến mức tối đa. Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ không được quyền phủ quyết. Chính phủ được thành lập dựa vào phái đa số trong nghị viện và chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính thể này hiện đang tồn tại ở Nhật (theo Hiến pháp 1947), Thụy Điển (theo Hiến pháp 1974), Anh và Bỉ ...

- Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản vì nó khắc phục được những tàn dư của nhà nước phong kiến. Lênin đã chỉ rõ: "Quyền lực vô hạn" của "sự giàu có" trong chế độ cộng hòa dân chủ sở dĩ đã trở thành chắc chắn hơn là vì nó không lệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái vỏ chính trị xấu xa của chủ nghĩa tư bản. Chế độ cộng hòa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủ nghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tốt nhất ấy thì giai cấp tư sản nâng nó để xây dựng quyền lực của mình". Chính thể cộng hòa có hai biến dạng là cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị.

+ Trong chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng. Tổng thống được nhân dân bầu ra. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ. Chính phủ không do nghị viện thành lập. Các thành viên chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Quốc hội không được bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ. Hình thức này tồn tại ở Mỹ và một số nước châu Mỹ La tinh. Cộng hòa tổng thống có một số đặc trưng chủ yếu là: Tổng thống được bầu không phải bởi nghị viện; sự phân định ranh giới rõ ràng giữa quyền lực của nguyên thủ, của nghị viện và chính phủ; tổng thống không được giải tán nghị viện trước thời hạn và nghị viện không được giải tán chính phủ.

+ Cộng hòa đại nghị được đặc trưng bởi việc nghị viện thành lập ra chính phủ và khả năng của nghị viện kiểm tra hoạt động của chính phủ bởi vai trò không lớn của tổng thống do chính nghị viện bầu ra. Tổng thống chọn thành viên nội các không phải tùy thích mà phải chọn từ số đại biểu của phe đa số trong nghị viện. Hình thức này được áp dụng ở Tây Đức, Ao, Phần Lan, Italia ...

Hiện nay, ngoài chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị nói trên thì còn một hình thức chính thể khác đó là hình thức hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị. Hình thức này đang được sử dụng ở Pháp.

b,Hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa chúng cũng như giữa các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Khái niệm này phần nào giống với khái niệm tổ chức hành chính lãnh thổ. Nhà nước tư sản có hai hình thức cấu trúc là hình thức đơn nhất và hình thức liên bang. Nhà nước đơn nhất là nhà nước thống nhất được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ Các đơn vị này không có sự độc lập về chính trị mà chỉ được coi là bộ phận cấu thành trực thuộc. Nhà nước liên bang là cấu trúc nhà nước bao gồm nhiều đơn vị cấu thành và mỗi đơn vị cấu thành đều có quyền lực riêng, có hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và xét xử riêng. Ngoài hai hình thức cấu trúc kể trên, nhà nước tư sản trước đây còn biết đến một hình thức cấu trúc khác là liên minh các quốc gia. Ví dụ: Nhà nước Mỹ (năm 1776 - 1787), Thụy Sỹ (năm 1848) và liên minh Đức năm (1815 - 1 867). Hình thức liên minh quốc gia có nét giống với hình thức liên bang song hình thức liên bang bền vững hơn. Chính quyền liên bang có nhiều quyền lực đối với các thành viên hơn so với chính quyền liên minh. Sự chi phối của chính quyền liên minh đối với các thành viên chỉ giới hạn trong một vài lĩnh vực nhất định.

Cũng như hình thức chính thể, hình thức cấu trúc của nhà nước tư sản là do bản chất giai cấp, tương quan các lực lượng trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội tư sản quyết định. Ngoài ra các yếu tố lịch sử, địa lý, các truyền thống dân tộc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc nhà nước và hình thức của nó.

- Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất

Đối với các nhà nước tư sản hiện đại, hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là phổ biến nhất. Ví dụ: Pháp, Ý, Thụy Điển, Phần Lan, Nhật ... Nhà nước đơn nhất được đặc trưng bởi một số dấu hiệu sau:
  • Hiến pháp thống nhất và hệ thống pháp luật thống nhất;
  • Hệ thống cơ quan nhà nước trung ương thống nhất (kể cả hành pháp, lập pháp và xét xử);
  • Quốc tịch thống nhất;
  • Các cơ quan quyền lực nhà nước ở các đơn vị hành chính lãnh thổ được hình thành và hoạt động trên cơ sở các quy định của chính quyền trung ương.
Nhà nước đơn nhất cũng có một số biến dạng nhất định. Việc xác định các biến dạng đó chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa nhà nước trung ương và nhà nước địa phương. Biến dạng thứ nhất là nhà nước đơn nhất với sự phục tùng tuyệt đối của chính quyền địa phương đối chính quyền nhà nước trung ương. Ơ biến dạng này các cơ quan quyền lực địa phương thường được hình thành không thông qua bầu cử. Các chức năng quản lý địa phương về hành chính, văn hóa, xã hội ... do các viên chức được cử từ trung ương xuống.

Ở một số nước khác, các cơ quan quyền lực địa phương có thể được hình thành thông qua bầu cử song hoạt động của chúng được đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức nói trên. Nhật Bản và Cộng hòa Pháp sử dụng biến dạng này của cấu trúc nhà nước đơn nhất.

Ở biến động khác của cấu trúc nhà nước đơn nhất ta thấy có dấu hiệu tự trị của chính quyền địa phương. Các cơ quan quyền lực địa phương được nhân dân ở đó bầu ra. Nhà nước trung ương kiểm soát hoạt động của chúng một cách gián tiếp, Tân Tây Lan tổ chức theo biến dạng này. Pháp và Tây Ban Nha cũng áp dụng biến dạng này đối với một số đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định.

- Hình thức liên bang

Hình thức cấu trúc liên bang bao gồm nhiều nhà nước thành viên Bang, Lan-đơ ...). Các thành viên của liên bang không phải là nhà nước theo đúng nghĩa của khái niệm này. Thành viên của liên bang không có chủ quyền riêng, không thể hoạt động với tư cách là chủ thể luật pháp quốc tế bên cạnh liên bang mặc dù mỗi thành viên đều có hiến pháp riêng, có hệ thống các cơ quan lập pháp, hành chính và xét xử riêng.

Ngoài những đặc điểm trên, cấu trúc nhà nước liên bang còn thể hiện ở tính tối cao của hiến pháp và luật của liên bang đối với hiến pháp và luật của các bang, ở sự tồn tại hai quốc tịch trong bản thân mỗi công dân và sự phân chia quyền lực giữa liên bang và bang. Hình thức cấu trúc liên bang đang tồn tại ở Hoa Kỳ, Cộng hòa liên bang Đức, Canađa, Úc... Cấu trúc liên bang của nhà nước tư sản được hình thành không phải lúc nào cũng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện và quyền tự quyết dân tộc. Nhiều bang được sáp nhập vào liên bang một các cưỡng bức hoặc được mua và biến thành bang. Bang Alasca của Hoa Kỳ là ví dụ cụ thể cho cách thứ hai. Cấu trúc liên bang thể hiện việc phân chia quyền lực thống trị giữa các tập đoàn tư bản đồng thời thể hiện việc phi tập trung hóa quyền lực.

Chính vì thế, cấu trúc liên bang trong nhiều trường hợp là yếu tố gây mâu thuẫn với khuynh hướng tập trung hóa quyền lực. Cấu trúc liên bang phản ánh sự phân chia quyền lực giữa các tập đoàn tư bản trong những điều kiện lịch sử nhất định. Vì thế, không thể coi cấu trúc này là phương tiện giải quyết vấn đề dân tộc đang trở nên cấp bách ở xã hội tư bản. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, cấu trúc liên bang vẫn có ý nghĩa chính trị nhất định của nó. Cấu trúc này đã tạo nên đời sống chính trị đa dạng ở các nước khác nhau trong cùng một liên bang.

Hiện nay, trong các nước có cấu trúc liên bang, khuynh hướng đơn nhất hóa phát triển mạnh hơn do việc can thiệp sâu của nhà nước vào đời sống xã hội, do việc tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng. Điều này diễn ra như kết luận khoa học của Lênin: “chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến việc tập trung hóa quyền lực".

- Chế độ chính trị

Chế độ chính trị được hiểu là tập hợp các phương pháp và thủ đoạn mà giai cấp tư sản sử dụng để thực hiện nền chuyên chính của mình. Chế độ chính trị của một nhà nước bao giờ cũng được phản ánh qua các phương pháp hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, qua địa vị pháp lý của công dân và các tổ chức chính trị, xã hội. Vì phản ánh khía cạnh hoạt động của nhà nước tư sản nên chế độ chính trị năng động hơn và thay đổi thường xuyên. Được một chính thể hoặc một cấu trúc nhà nước cụ thể có nhiều chế độ chính trị khác nhau trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặt khác, sự thay đổi chế độ chính trị thường dẫn đến sự biến đổi về chính thể hoặc cấu trúc nhà nước. Trong nhà nước tư sản, sự xác lập chế độ chính trị này hay chế độ chính trị khác phụ thuộc chủ yếu vào tương quan lực lượng giữa giai cấp thống trị và quần chúng lao động. Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến các yếu tố khác như hoàn cảnh quốc tế, mức độ mâu thuẫn trong giới cầm quyền. Những nhân tố sau trong hoàn cảnh hiện nay cũng hết sức có ý nghĩa đối với việc hình thành các chế độ chính trị ở các nhà nước tư sản.
Từ trước đến nay, nhà nước tư sản vẫn sử dụng hai phương pháp cổ truyền để thực hiện chuyên chính tư sản. Lênin đã chỉ rõ: "sự thật, giai cấp tư sản trong tất cả các nước tất nhiên phải vạch ra hai hệ thống chính trị, hai phương pháp đấu tranh cho lợi ích của nó và để bảo vệ sự thống trị của nó. Hơn nữa hai phương pháp đó khi thì thay thế cho nhau, khi thì kết hợp với nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp thứ nhất là phương pháp bạo lực, phương pháp từ chối mọi sự nhượng bộ đối với phong trào công nhân, phương pháp ủng hộ tất cả những thể chế cũ và lỗi thời, phương pháp triệt để phủ nhận mọi cải cách ... Phương pháp thứ hai là phương pháp của "chủ nghĩa tự do", tức là dùng những biện pháp theo hướng mở rộng các quyền chính trị, theo hướng thi hành những cuộc cải cách, những nhượng bộ ...". Tương ứng với những phương pháp bạo lực và phương pháp tự do chủ nghĩa là chế độ quân phiệt và chế độ dân chủ tư sản.

Chế độ dân chủ tư sản được coi là chế độ chính trị tiến bộ nhất của nhà nước tư sản. Nó có một số dấu hiệu chủ yếu sau đây:
  • Khả năng của nhân dân sử dụng các quyền tự do dân chủ;
  • Sự tồn tại công khai của các đảng cầm quyền và các đảng đối lập cũng như các tổ chức xã hội, quần chúng;
  • Sự tồn tại của hệ thống cơ quan đại diện được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu;
  • Sự thừa nhận về hình thức sự bình đẳng của công dân trước pháp luật;
  • Việc thực hiện nguyên tắc pháp chế tư sản.
Chế độ dân chủ tư sản có thể tồn tại trong cả cấu trúc nhà nước đơn nhất lẫn trong cấu trúc nhà nước liên bang, trong chính thể cộng hòa lẫn trong chính thể quân chủ đại nghị. Các dấu hiệu chủ yếu của chế độ dân chủ tư sản không nhất thiết lặp lại ở tất cả các nhà nước tư sản. Tùy theo tính chất, đặc điểm, hình thức chính thề, hình thức cấu trúc nhà nước các dấu hiệu này sẽ biểu hiện khác nhau ở môi nước.

Chế độ quân phiệt là biểu hiện và là con đẻ của phương pháp bạo lực. Chế độ quân phiệt thường xuất hiện ở những nơi, ở những giai đoạn mà mâu thuẫn trong lòng xã hội tư sản đã trở nên gay gắt. Được đặc trưng bởi sự xóa bỏ hoặc hạn chế tối đa các quyền tự do dân chủ, việc cấm các hoạt động của các tổ chức dân chủ, chà đạp lên các thể chế của nền dân chủ tư sản, chế độ quân phiệt là sản phẩm của các nhóm tư bản lũng đoạn phản động nhất. Biến dạng đáng sợ nhất của chế độ quân phiệt là chế độ phát xít. Đặc trưng của chế độ phát xít cũng như của chế độ quân phiệt song mức độ biểu hiện rõ ràng hơn, khốc liệt hơn. Chế độ phát xít không những xóa bỏ các thể chế dân chủ tư sản, cấm sự hoạt động của các tổ chức dân chủ lẫn cả các tổ chức đối lập, áp dụng sự thống trị độc quyền của một đảng mà còn thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, đặc biệt với những người cộng sản.

Chế độ phát xít lấy chủ nghĩa Sô-vanh làm công cụ tư tưởng để lừa bịp nhân dân, đẩy họ vào những sự liều lĩnh, mù quáng. Sự hình thành chế độ phát xít diễn ra dưới nhiều nguyên nhân khác nhau song chủ yếu vẫn là do sự phân bố lực lượng giai cấp. Ở Đức năm 1933 do thiếu sự thống nhất trong phong trào công nhân, nhất là do sự chia rẽ giữa đảng xã hội dân chủ và những người cộng sản, chủ nghĩa phát xít Hitler đã có điều kiện lên nắm chính quyền. Cách thức chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít cũng rất đa dạng. Có thể điều đó xảy ra thông qua đảo chính (ở Đức 1933 , Italia 1922, Chilê 1974) và cũng có thể thông qua những cải cách phản động.

Hiện nay, chế độ phát xít không còn tồn tại một cách đầy ở các nước tư bản. Tuy nhiên, khuynh hướng phục hồi chủ nghĩa phát xít vẫn chi phối đời sống chính trị xã hội của xã hội tư sản. Nhiều đảng phát xít hoạt động mạnh và tìm mọi cách nắm quyền. Hoạt động của các Đảng KKK (MỸ), Đảng quốc xã mới (Đức) ... đe dọa chế độ dân chủ tư sản ở các nước nói trên. Tuy nhiên các đảng phát phát xít không thể không tính đến sự căm ghét của loài người đối với chế độ phát xít đã cướp đi hàng chục triệu sình mạng. Bởi vậy, các đảng phát xít đại diện cho các thế lực tư bản lũng đoạn, phản động và cực hữu phải tìm cách núp dưới một mặt nạ mới. Chủ nghĩa phát xít mới là biến dạng của chủ nghĩa phát xít trong hoàn cảnh hiện nay.

4. Bộ máy nhà nước tư sản

a, Những nét đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản có bộ máy phát triển khá phức tạp. Thông thường, sau khi lật đổ được chế độ phong kiến giai cấp tư sản ở các nước kế thừa bộ máy nhà nước cũ, hoàn thiện nó cho thích ứng với điều kiện mới. Ngay cả ở Pháp, nơi cách mạng tư sản được coi là triệt để, bộ máy nhà nước cũ vẫn được duy trì. Lê nin đã chỉ rõ: "Tất cả các cuộc cách mạng trước ta đã làm cho bộ máy nhà nước thêm hoàn bị nhưng điều cần làm là phải phá hủy, phải đập tan nó đi".

Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực. Các học giả tư sản coi nguyên tắc này là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản và hết sức quán triệt nó trong tổ chức bộ máy nhà nước. Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mình những người sáng lập ra thuyết phân chia quyền lực (Lốc cơ, Môngtexkiơ) cho rằng cần phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau. Theo họ, nên phân quyền lập pháp, hành pháp và xét xử cho ba hệ thống cơ quan nhà nước. Tuân thủ nguyên tắc này, trong các nhà nước tư sản quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho chính phủ và quyền xét xử được giao cho tòa án. Mặt tích cực của học thuyết này thể hiện ở chỗ nó ngăn được sự chuyên quyền rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số ít người trong xã hội.

Về mặt lịch sử, học thuyết này đã giúp giai cấp tư sản đấu tranh có hiệu quả để chống chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tương quan lực lượng chưa ngả hẳn về phía giai cấp tư sản. Trong điều kiện hiện nay, thuyết phân chia quyền lực thực tế không phát huy được tác dụng trước đây của nó. Xu hướng tập trung hóa quyền lực đã hạn chế mặt tích cực của học thuyết này. Trong các nhà nước tư sản hiện đại, chúng ta cũng khó có thể tìm thấy sự phân chia rạch ròi quyền lực nhà nước theo ba hệ thống như vậy. Sự tồn tại của chế định quyền phủ quyết (vào) của nguyên thủy quốc gia đối với các quyết định của nghị viện có thể nói lên điều đó.\
Nội dung liên quan: hành chính nhà nước

b, Một số yếu tố cấu thành chủ yếu của bộ máy nhà nước tư sản

- Nguyên thủ

Trong hệ thống cơ quan nhà nước tư sản nguyên thủ có vị trí rất quan trọng. Ơ những nước có chính thể cộng hòa tổng thống, nơi mà nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu chính phủ thì vị trí của cơ quan này có thể coi là trung tâm của quyền hành pháp. Việc trở thành hoặc thôi giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia hoàn toàn tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước tư sản. Trong các nước có chính thể quân chủ, chức vụ này là thừa kế. Ơ các nước theo chế độ cộng hòa, chức vụ này do cử tri bầu lên (Pháp) hoặc do nghị viện bầu ra (Italia, Đức) hoặc do đại cử tri bầu ra (Mỹ).

Các nguyên thủ được bầu với nhiệm kỳ năm năm hoặc bảy năm. CÓ nước quy định nguyên thủ quốc gia không thể được bầu quá hai nhiệm kỳ (ở Mỹ, Phần Lan). Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia được quy định khác nhau tùy theo hình thức chính thể. Ơ các nước cộng hòa tổng thống, quyền hạn của nguyên thủ rất lớn. Ơ Mỹ, tổng thống có vị trí và quyền hạn rất lớn. Toàn bộ quyền hành pháp nằm trong tay tổng thống. Bằng chế định phủ quyết, tổng thống Hoa Kỳ có thể khống chế phần nào quyền lực của Quốc hội trong việc ban hành luật và chi phối hoạt động của tòa án tối cao bằng việc bổ nhiệm chánh án. Trong lịch sử Hoa Kỳ, các đời tổng thống Mỹ đã sử dụng đến 2513 lần phủ quyết trong số đó chỉ có l04 lần bị Quốc hội bác lại. Tổng thống sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất trà Rudơven, 378 lần. Ơ các nước quân chủ đại nghị thì vai trò của nguyên thủ quốc gia phần lớn mang tính chất đại diện hình thức.

- Chính phủ

Chính phủ ở các nước tư sản là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý nhà nước. Trong thực tế, ở các nước tư sản, chính phủ chiếm vì trí trung tâm trong bộ máy nhà nước. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Cách thức bổ nhiệm thủ tướng ở các nước có hình thức chính thể khác nhau không đồng nhất. Tuy nhiên, đặc điểm chung của việc bổ nhiệm thủ tướng và các thành viên nội các ở các nhà nước tư sản được tiến hành dựa trên cơ sở đảng nào nắm được đa số ghế ở nghị viện. Thủ tướng chính phủ và các thành viên có thể do tổng thống bổ nhiệm (Italia, Pháp), có thể do nghị viện bầu (Nhật) hoặc có thể do sự kết hợp giữa nghị viện và tổng thống (Đức).

Chính phủ các nước tư sản có quyền hạn rộng rãi trong lĩnh vực hành pháp. Thực tế nó quyết định phần lớn các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước tư sản. Hiện nay, ở các nước tư sản, khuynh hướng tăng quyền lực của cơ quan hành pháp, thu hẹp quyền lực của cơ quan lập pháp tồn tại khá phổ biến.

- Nghị viện

Về hình thức, nghị viện được coi là cơ quan đại diện cao nhất. Ví dụ: Điều 45 Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 quy định: "Nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan lập pháp duy nhất". Chế độ nghị viện tư sản cũng phát triển qua các giai đoạn tương ứng với các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ơ giai đoạn đầu, nghị viện là cơ quan nhà nước có vai trò rất lớn. Thông qua nghị viện, các thể chế dân chủ được định hình và phát triển. Có thể nói đó là thời kỳ hoàng kim của chế độ nghị viện tư sản.

Bước sang giai đoạn phát triển đế quốc chủ nghĩa, chế độ nghị viện mất dần ảnh hưởng và vị trí trưng tâm của nó được thay dần bởi hệ thống cơ quan hành pháp. Chế độ nghị viện trong thời đại hiện nay là một vấn đề mâu thuẫn và phức tạp. Vì thế, đánh giá chế độ nghị viện tư sản phải đặt nó vào hoàn cảnh của từng nước cụ thể. Nghị viện tư sản ở đa số các nước được tổ chức thành hai viện (Mỹ, Nhật, Anh ...). Một số nước nghị viện tổ chức theo chế độ một viện (Hy Lạp, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bồ Đào Nha ...). Chế độ hai viện trong việc tổ chức nghị viện cũng là bằng chứng cho thấy tính triệt để của việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước tư sản. Cả hai viện đều tham gia vào việc thực hiện quyền hạn của nghị viện. Các đạo luật chỉ được thông qua nếu cả hai viện đều nhất trí.

- Hệ thống tòa án

Tòa án là cơ quan có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước tư sản. Về hình thức, tòa án được coi là độc lập đối với các cơ quan nhà nước khác song về thực chất nó là công cụ bổ sung cho những lỗ hổng trong chính sách mà giai cấp tư sản vì điều kiện này hay điều kiện khác không thể bịt kín bằng hệ thống cơ quan hành pháp, bằng pháp luật. Chính vì thế, tòa án tư sản là hệ thống cơ quan nhà nước có cơ sở xã hội hết sức chật hẹp và gắn chặt với giai cấp tư sản. Xét về khía cạnh thành phần, tuyệt đại đa số thẩm phán ở các tòa án tư sản xuất thân từ giai cấp tư sản. Ơ Anh, từ năm 1961 - 1968 chỉ có 12% số lượng thẩm phán xuất thân từ công nhân, còn ở Cộng hòa liên bang Đức 80% số thẩm phán xuất thân từ giai cấp tư sản và điền chủ. Tòa án tư sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. Vì thế, nó ít chịu tác động của các cuộc cải cách tư sản. Tòa án là hệ thống cơ quan có tính ổn định cao nhất trong bộ máy nhà nước tư sản.

Ở các nước tư sản, bên cạnh hệ thống tòa án cổ điển còn có các tòa án hành chính (Pháp, Thụy Điển). Tòa án hành chính chịu trách nhiệm xét xử các vi phạm hành chính. Đây là thể chế mới của bộ máy nhà nước tư sản so với thời kỳ trước đây.

Ở một số nước tư sản còn có một thể chế khác nữa là tòa án hiến pháp. Việc thành lập tòa án hiến pháp biểu hiện sự can thiệp của cơ quan xét xử vào hoạt động lập pháp, hành pháp. Mục đích của việc thành lập tòa án hiến pháp không chỉ nhằm vào việc đảm bảo tuân thủ hiến pháp mà còn nhằm vào việc kiểm tra hoạt động của nghị viện, chính phủ.

- Hệ thống quân đội - cảnh sát

Quân đội và cảnh sát là công cụ đàn áp trực tiếp của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác. Quân đội và cảnh sát được nhà nước tư sản chú trọng đặc biệt. Hàng năm, các nhà nước tư sản đã bỏ ra một số lớn các nguồn thu ngân sách để tăng cường hiện đại hóa quân đội và cảnh sát. Quân đội của nhà nước tư sản được cấu tạo theo nguyên tắc giai cấp rất chặt chẽ. Phần lớn sĩ quan, tướng tá quân đội xuất thân từ giai cấp tư sản. Các chỉ huy cao cấp của quân đội chủ yếu là người do các tập đoàn tư bản độc quyền giới thiệu và bảo trợ. Quân đội các nước tư bản có nhiệm vụ thực hiện chính sách "thế mạnh" của nhà nước tư sản trong các quan hệ quốc tế, nhất là khi xảy ra các xung đột và tranh chấp quốc tế. Với đời sống chính trị trong nước, quân đội được sử dụng để đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Cảnh sát là lực lượng vũ trang đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội và trật tự nhà nước tư bản chủ nghĩa. Cảnh sát lực lượng đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh công cộng. Cảnh sát trong nhà nước tư sản ngày nay đã có nhiều thay đổi, đáng kể nhất là không tàn bạo như trước nữa. Tuy nhiên, cảnh sát tư sản thực chất cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ tư hữu.

Lực lượng cảnh sát ở các nước tư bản được tổ chức và vũ trang tương đối hoàn thiện và được chia thành nhiều chủng loại: Cảnh sát chính trị, cảnh sát hình sự ... Hầu như ở tất cả các nước tư sản, lực lượng cảnh sát được đặt trong sự quản lý của nhà nước trung ương.

- Bộ máy hành chính

Hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước tư sản được tiến hành với sự giúp đỡ của hệ thống quan chức hành chính. Vai trò của hệ thống quan chức hành chính này hết sức quan trọng. Lênin chỉ rõ rằng: "Toàn bộ lịch sử của các quốc gia theo chế độ đại nghị tư sản và trong một chừng mực rất lớn, cả của các quốc gia tư sản lập hiến cũng như vậy, đã chứng minh rằng những sự thay đổi bộ trưởng chẳng quan trọng mấy vì công tác thực tế về quản lý đều mặc cho đạo quân quan lại khổng lồ).

Bộ máy hành chính của nhà nước tư sản trong giai đoạn hiện nay cũng có sự phát triển theo khuynh hướng quan liêu hóa và tăng về số lượng. Nó ngày càng trở nên xa lạ đối với quần chúng. Nguyên nhân sâu xa của khuynh hướng này là việc nhà nước tư sản can thiệp sâu vào đời sống xã hội, đặc biệt vào lĩnh vực kinh tế. Càng tác động sâu vào đời sống xã hội, nhu cầu thành lập các cơ quan mới càng tăng và số lượng nhân viên hành chính làm việc trong đó cũng tăng lên. Để nuôi sống bộ máy nhân viên quan chức hành chính khổng lồ, nhà nước tư sản phải huy động thuế ở mức cao. Điều này dẫn đến sự phản kháng của nhiều tầng lớp dân cư.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail: [email protected].