-->

Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Các luật sư của Công ty Luật TNHH Everest luôn thức sâu sắc về trách nhiệm của luật sư: “góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội”.

Các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest luôn dành nguồn lực cho các hoạt động trợ lý pháp lý và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Hàng ngàn cá nhân, tổ chức được các luật sư của Công ty Luật TNHH Everest trợ giúp pháp lý, hàng ngàn bài tư vấn pháp luật được các cơ quan báo chí đăng tải, góp phần nâng cao kiến thức pháp lý, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cộng đồng.

Một số vụ việc tiêu biểu mà Công ty Luật TNHH Everest đã thực hiện:

(1) Vụ án “ngã ba đường” (công dân đầu tiên khởi kiện Cảnh sát giao thông):

Năm 2011, các luật sư Phạm Ngọc Minh, Vũ Thái Hà đã cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ ông Nguyễn Đức Đông khởi kiện Cảnh sát Gia thông (CSGT) quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ông Đông cho rằng, mình bị CSGT bị phạt sai lỗi đỗ xe tại đường cấm, do đoạn đường này (ngã ba Phan Văn Trường - Xuân Thủy hướng đi Cầu Giấy) không có biển báo cấm đỗ xe. Đây là vụ việc sự kiện hy hữu tại thời điểm năm 2011, thu hút sự quan tâm của xã hội khi công dân ‘dũng cảm’ khởi kiện CSGT. Vụ án nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng, sự quan tâm của các cơ quan báo chí truyền thông với hàng trăm bài viết.
Luật sư Phạm Ngọc Minh tham gia tố tụng "Vụ án Ngã ba đường" (2012)
Luật sư Phạm Ngọc Minh tham gia tố tụng trong "Vụ án Ngã ba đường" (2012)

Mặc dù Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều bác yêu cầu của công dân Nguyễn Đức Đông, nhưng vụ án này đã tác động tích cực, nâng cao ý thức giao thông của công dân, tinh thần phản biện đối với những hành vi lạm quyền của cáccơ quan nhà nước. Đây có thể coi là vụ án dân kiện Cảnh sát giao thông đầu tiên của Việt Nam, tranh luận của người khởi kiện liên quan nhiều tới khái niệm ngã ba, biển cấm, nên được giới báo chí gọi tên "vụ án ngã ba đường". Vụ án này cũng thường được các chuyên gia về pháp lý, giảng viên các trường đại học ngành luật đưa ra như ví dụ điển hình điển hình việc cơ quan nhà nước xâm phạm đến ‘lẽ công bằng’.

Xem thêm:
(2) Vụ án chai Coca Cola (Việt Nam) có dị vật (bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng):

Năm 2012, một sự kiện khá hi hữu đã xảy ra: khách hàng phát hiện bên trong 01 chai nước ngọt Splash (sản phẩm của Coca Cola Việt Nam) còn nguyên nắp chứa các váng bẩn và ống thủy tinh. Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, các luật sư của Công ty Luật TNHH Everest đã hỗ trợ khách hàng xác minh, thu thập tài liệu, sau đó đại diện khách hàng làm việc với Coca Cola Việt Nam, yêu cầu Công ty này công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại (giá trị bằng 01 chai Coca Cola).
Luật sư Phạm Ngọc Minh tham gia tố tụng trong "vụ án Chai Coca Cola có dị vật"
Luật sư Phạm Ngọc Minh tham gia tố tụng trong "vụ án Chai Coca Cola có dị vật"

Vào năm 1995, trong một vụ việc chai Coca Cola có dị vật tương tự tại Mỹ, Coca Cola đã tự nguyện hòa giải và bồi thường cho khách hàng số tiền 10 triệu USD. Tuy nhiên, Coca Cola Việt Nam đã chọn giải pháp đã chối bỏ trách nhiệm và dùng nhiều biện pháp để biện minh Coca-Cola không có lỗi.

Vụ án khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Tòa án hai cấp xét xử. Công ty Luật TNHH Everest kiên trì hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trong 04 năm (2012 - 2016). Trong vụ án này, Coca Cola Việt Nam chiến thắng về mặt pháp lý (được tòa tuyên không buộc phải xin lỗi khách hàng). Tuy nhiên, với sự lên tiếng của hàng chục cơ quan báo chí với hàng trăm bài viết, công luận đã hiểu rõ bản chất thật sự của vụ án, người tiêu dùng không khởi kiện để đòi lợi ích kinh tế mà yêu cầu doanh nghiệp ứng xử có trách nhiệm khi có sự cố, đặt lợi ích sự an toàn cho khách hàng lên trên mục tiêu lợi nhuận. Vụ kiện góp phần nâng cao ý thức của người tiêu dùng Việt Nam, đặt ra những lỗ hổng về pháp lý và quản lý nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(3) Scadal “cấm nhà báo quay phim, chụp hình" (góp phần chống lạm quyền từ cơ quan nhà nước):

Năm 2013, từ vụ việc phát hiện phóng viên Báo Lao Động tác nghiệp, ghi lại một số hình ảnh “nhạy cảm” trong khi thi hành công vụ của CSGT Hải Phòng, những CSGT này đã có những hành động ngăn cản. CSGT Hải Phòng cung cấp tới báo chí Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26/04/2013 của Cục CSGT ĐBĐS (C67) - Bộ Công an, trong đó có nội dung: “cấm” nhà báo ghi hình CSGT.
Luật sư Phạm Ngọc Minh trả lời VTC14 - vụ việc "cấm nhà báo quay phim chụp hình"
Luật sư Phạm Ngọc Minh trả lời VTC14 - vụ việc "cấm nhà báo quay phim chụp hình"


Với sự hỗ trợ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest, Báo Lao động - cơ quan báo chí đầu tiên khởi xướng “cuộc chiến” về vấn đề pháp lý: sự lạm quyền của ngành công an, việc cản trở quyền tự do báo chí. Hàng trăm cơ quan báo chí khác sau đó đã đồng loạt lên tiếng, phân tích các vấn đề, các khía cạnh pháp lý liên quan, dư luận đã phản ứng gay gắt. Cuối tháng 08/2013 Bộ Công an đã phải thu hồi văn bản trái pháp luật, nhận trách nhiệm.

Xem thêm:
(4) Vụ án “hồn ma tử tù” hiện hồn kêu oan, bị móc mắt, moi gan (bài trừ mê tín, dị đoan, bảo vệ quyền lợi của Báo Gia đình Việt Nam)

Năm 2014 đã xảy ra một vụ án ‘vô tiền khoáng hậu’ trong lịch sử nghề báo. Bà Nguyễn Thị Mùi - mẹ của tử tù Bùi Đức Lợi (trú tại TT Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh) - kẻ sát nhân, gây ra nhiều vụ án cướp, giết, hiếp ghê rợn trên địa bàn Quảng Ninh vào năm 2007 đã khởi kiện Báo GĐVN.
Một vụ án đầy màu sắc huyền bí, mê tín dị đoan
Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ pháp lý cho Báo GĐVN vụ án "hồn ma tử tù hiện hồn"

Bùi Đức Lợi đã bị TANDTC kết tội: giết người, cướp của, đã phải chịu hình phạt cao nhất - tử hình. Thay vì ăn năn, sám hối cho con, bà Mùi đi khắp các nơi kêu oan. Không những thế, bà Mùi cùng với một số kẻ hành nghề mê tín dị đoan dựng lên câu chuyện tử tù “hiện hồn kêu oan”. Những “vong hồn” trong câu chuyện này khẳng định rằng, Bùi Đức Lợi không phải thủ phạm trong các vụ giết người hàng loạt, cướp của, hiếp dâm. “Hồn ma” của nạn nhân cũng hiện về kêu oan cho “tử tù Bùi Đức Lợi”, còn tố cáo lực lượng thực thi pháp luật đã móc mắt, moi gan, lấy tim, óc… của tử tù để bán sang Trung Quốc. Nhiều người không hiểu rõ về vụ án kia đã bức xúc, cho rằng án oan. Báo GĐVN cử phóng viên điều tra, làm rõ sự việc bịa đặt này vào năm 2013.

Bà Mùi cho rằng, Báo GĐVN đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm vong linh tử tù, đăng ảnh cá nhân không xin phép… Vụ án tưởng đơn giản, nhưng vấn đề phức tạp là: Bộ TT&TT không xem xét thấu đáo các quy định của Luật Báo chí, đã ra quyết định xử phạt Báo GĐVN. Chứng cứ này khiến cơ quan tố tụng ở các cấp xét xử lúng túng. Vụ án phải xử đi, xử lại nhiều lần. Thậm chí, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên chấp thuận yêu cầu của bà Mùi, buộc Báo GĐVN phải bồi thường thiệt hại và công khai xin lỗi tử tù Bùi Đức Lợi. Nếu bản án có hiệu lực pháp luật, hậu quả: một cơ quan báo chí phải công khai xin lỗi kẻ sát nhân hàng loạt. Nghiêm trọng hơn, bản án sẽ là tiền lệ cho nhiều cá nhân khác lợi dụng khởi kiện các cơ quan báo chí khi thực tế hàng ngày có hàng trăm bài báo sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không xin phép cá nhân đó.

Trong suốt 03 năm (2015 - 2018) Công ty Luật TNHH Everest đã đồng hành cùng báo Gia đình Việt Nam bảo vệ công lý. Với chứng cứ thu thập rõ ràng, luận cứ được chuẩn bị công phu, các luật sư của Công ty Luật TNHH Everest đã thuyết phục Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Mùi, ngăn chặn một nguy cơ khủng hoảng truyền thông của cơ quan báo chí Việt Nam.

Xem thêm:
(5) Công dân đầu tiên tại Quảng Ninh ‘tổ chức họp báo’ (bảo vệ quyền lợi của công dân bị mất đất):

Năm 2017, Công ty Luật TNHH Everest bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hộ gia đình ông Vũ Bá Quang - bà Vũ Thị Thanh và gần một chục hộ dân khác sinh sống tại tổ 30, khu 4A, phường Hà Phong (Hạ Long, Quảng Ninh) bị thu hồi đất trong “Dự án thu hồi đất sụt lún, sạt lở, vị trí nguy hiểm không thể ở, đe dọa tính mạng con người và tài sản của các hộ dân sinh sống tại Tổ 30, Khu 4A, phường Hà Phong”.
Công ty Luật TNHH Everest hỗ trợ pháp lý cho công dân Quảng Ninh đầu tiên tổ chức họp báo
Công dân Quảng Ninh đầu tiên họp báo, hỗ trợ pháp lý bởi Công ty Luật TNHH Everest

Năm 2015, Công ty CP Than Hà Tu - Vinacomin (Công ty Than Hà Tu) làm đường vận chuyển than không thực hiện đúng quy định của pháp luật xây dựng, đã gạt thẳng đất, đá xây dựng xuống dưới chân đồi. Trận mưa lịch sử vào 07/2015 tại Quảng Ninh đã làm lượng đất đá này đổ xuống, làm sạt lở, hỏng nhà, tài sản của một số hộ dân trong khu vực. Cơ quan chức năng đã kết luận, nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do việc khai thác của Công ty Than Hà Tu, buộc công ty này phải bồi thường, hỗ trợ 14 hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở, sụt lún.

Năm 2017, UBND TP Hạ Long đột ngột ra các quyết định thu hồi đất, cưỡng chế di dời đối với 28 hộ dân trong khu vực, lý do “đất sụt lún, sạt lở, vị trí nguy hiểm không thể ở, đe dọa tính mạng con người và tài sản của các hộ dân”. Nhiều hộ dân chưa nhận đủ tiền bồi thường, chưa được bố trí tái định cư, nhưng vẫn bị cưỡng chế thu hồi đất. Không đồng ý với quyết định này, gia đình ông Quang - bà Thanh đã khiếu nại sau đó khởi kiện vụ án hành chính. Quá trình hỗ trợ về pháp lý, gia đình ông Quang - bà Thanh và Công ty Luật TNHH Everest gặp rất nhiều trở ngại từ một số cơ quan, cá nhân có quyền lực, mà chúng tôi nhận thấy có cấu kết, lợi ích nhóm rõ ràng.

Với sự trợ giúp của các luật sư, ông Quang - bà Thanh đã đăng ký tổ chức họp báo công khai vụ việc và được Sở TTT&TT Quảng Ninh chấp thuận (Văn bản số 02/STTTT-HCC ngày 30/11/2018).

Ngày 14/12/2018, gia đình ông Quang - bà Thanh và Công ty Luật TNHH Everest đã tổ chức họp báo thành công với sự tham dự của hơn 30 cơ quan báo chí. Hàng chục bài viết phân tích những ‘điểm mờ’ của vụ án, làm căn cứ để cơ quan chức năng phải xem xét, giải quyết khiếu nại của gia đình ông Quang - bà Thanh. Cho tới thời điểm hiện tại, gia đình ông Quang - bà Thanh và các khách hàng của Công ty Luật TNHH Everest vẫn tiếp tục kiến nghị, khởi kiện, bảo vệ quyền lợi của gia đình mình. Tuy nhiên, "Dự án thu hồi đất sụt lún, sạt lở, vị trí nguy hiểm không thể ở" của Công ty Than Hà Tu đã tạm dừng, không triển khai tiếp. Dư luận xã hội đánh giá, đây là cách làm sáng tạo, góp phần tạo niềm tin vào công cuộc chống lợi ích nhóm đang được Đảng, Nhà nước thực hiện.

Xem thêm:

Liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest:
    • Trụ sở chính: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long, 98 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 02, Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội
    • Chi nhánh Quảng Ninh: Khu tái định cư, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
    • Chi nhánh HCM: Tầng 04 Khu B, Tòa nhà Indochina Park, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, HCM
    • Điện thoại: 024-66 527 527 - Tổng đài tư vấn: 1900 6198 - E-mail: [email protected].