Sự tồn tại và phát triển của một ngành nào đó luôn nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc vào các ngành khác có liên quan.
Sự phát triển của một ngành rất cần phải có hoạt động quản lí theo chức năng của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn diễn ra trong phạm vi của ngành được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất.
Không thể có một ngành nào tồn tại và hoạt động một cách độc lập. Để thực hiện các công việc của mình, trong một đơn vị, tổ chức của một ngành cần thiết phải tiến hành rất nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau; có hoạt động chuyên môn liên quan đến phạm vi quản lí của một ngành khác; có hoạt động chuyên môn lại liên quan đến phạm vi quản lí theo chức năng của các cơ quan chuyên môn tổng hợp.
Trong phạm vi có liên quan, các cơ quan quản lí theo ngành và các cơ quan chuyên môn tống hợp (cơ quan quản lí theo chức năng) đều có những quyền hạn nhất định đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. Như vậy, một đơn vị, tổ chức của một ngành phải đồng thời chịu sự quản lí theo chức năng của tất cả các cơ quan chuyên môn tổng hợp và các cơ quan quản lí theo ngành trong phạm vi công việc có licn quan. Do đó, cần thiết phải kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành. Quản lí theo ngành kết hợp vối quản lí theo chức năng, phôi hợp quản lí liên ngành đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lí riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành đồng thời đảm bảo sự phát triển của các mộtt quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, đảm báo cho hoạt động của cư quan quản lí các ngành, chức nâng và các cấp được thống nhất.
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên món tổng hợp được hình thành để thực hiện việc quản lí theo chức năng. Theo hệ thống dọc, có bộ, sở, phòng ban chuvên môn quán lí theo chức nãng. Ở mỗi cơ quan quản lí theo ngành đều có các bộ phận quản lí theo chức năng như các vụ, cục, ban... chịu sự quản lí của cơ quan quản lí theo chức năng có thẩm quyền ỏ cấp trên.
Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng, phối hợp quản lí liên ngành thể hiộn ở những nhiệm vụ, quyen hạn của cơ quan quản lí theo chức nàng, cơ quan quản lí ngành trong việc thực hiện các công việc của quản lí hành chính nhà nước, cụ thể là:
- Các cơ quan quản lí theo chức năng có quyền ban hành các quv định, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lí của mình theo quy định của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các ngành, các cấp đồng thời các cơ quan quản lí theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lí hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lí các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mình ban hành theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan quản lí ngành có quyền ban hành các quyết định quản lí có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các ngành có liên quan trong phạm vi những vấn đẽ thuộc quyền quản lí của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lí đó.
- Trong phạm vi công việc của mình, các cơ quan quản lí theo ngành, quản lí theo chức năng có quyền phối hợp với nhau để ban hành các quyết định quản lí có hiệu lực chung trong phạm vi hoạt động các ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mà chúng được phân công quản lí.
Việc thực hiện những quyền hạn nêu trên giúp cho Nhà nước điều hòa, phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các ngành, tạo nên sự đồng bộ, trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
Khuyến nghị:
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận