-->

Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước với nội dung rất đa dạng có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.

Việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của chúng trong quản lí hành chính nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng và áp dụng chúng một cách có hiệu quả trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước là điểu vô cùng cần thiết.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Việc phân loại các nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nưóc cần dựa trên những cơ sở khoa học về quản lí nhà nước, về bản chất, quản lí nhà nước biểu hiện cụ thể ở hoạt động tổ chức, bao gồm tổ chức chính trị và tổ chức kĩ thuật. Trên cơ sở này, các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước thường được phân chia thành hai nhóm: Các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật. Các nguyên tắc chính trị - xã hội là các nguyên tắc chung, được quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Đây là các nguyên tắc thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước;

- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước;

- Nguyên tấc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm thông tin tại:Luật Hành chính mới nhất

Các nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kĩ thuật của hoạt dộng quản lí hành chính nhà nước. Dù được thực hiện trong điều kiện chính trị hoặc giai cấp như thế nào, hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều phải tuân theo các nguyên tắc đó. Bản thân nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng trong phạm vi chương này chỉ đề cập hai nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quản lí theo địa phương;

- Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng các yếu tổ tổ chức - kĩ thuật và chính trị trong quản lí hành chính nhà nước có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị - xã hội và việc thực hiện các nguyên tấc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật. Do vậy, trong chừng mực nhất định sự phân chia các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước thành hai nhóm nêu trên chỉ mang tính chất tương đối.
Tham khảo thêm:Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].