(ii) Ớ đây cần phân biệt hai khái niệm bộ và ngành. Bộ là phạm trù thuộc về tổ chức nhà nước để chỉ một loại cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn ở trung ương. Còn ngành là phạm trù về kinh tế - xã hội mà nội dung của nó đã được nêu ra ở phần trên. Bộ (cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau để thực hiện hoạt động quản lý theo ngành như: Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, các dự án phát triển toàn ngành, kế hoạch hàng năm và dài hạn của ngành... Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được pháp luật quy định, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền ban hành các văn bản pháp luật được thực hiện pháp luật một cách thống nhất trong từng ngành; quyết định các chính sách, chế độ và các biện pháp nhằm tăng cường và cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý của ngành, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như nhiệm vụ được giao. Nội dung của quản lý theo ngành mà chúng ta đề cập ở đây là quản lý về mặt nhà nước. Nó khác với hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh do bản thân mỗi đơn vị kinh tế - kĩ thuật hoặc văn hóa - xã hội trong ngành đó thực hiện.
Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lý theo địa phương được thực hiện ở ba cấp:
(a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
(c) Xã, phường, thị trấn.
Để đảm bảo cho hoạt động quản lý theo địa phương được thực hiện có hiệu quả, vấn đề quan trọng là phải phân chia địa giới các đơn vị hành chính theo quy mô hợp lí có tính đến các yêu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, thành phần dân tộc... địa phương, uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của các ngành phát sinh trên địa bàn địa phương. Để giúp cho ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt hoạt động quản lý hành chính nhà nước của mình, các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Chúng thực hiện hoạt động quản lý chuyên ngành trên lãnh thổ của địa phương.
Pháp luật quy định một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, phòng, ban chuyên môn ở địa phương trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhằm làm cho hoạt động của các cơ quan này được thực hiện một cách có hiệu quả. Nhìn chung hoạt động quản lý theo địa phương tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ: xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng cho sản xuất, đời sống dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ; tổ chức điều hòa phối hợp sự hợp tác, liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự và kỉ cương của Nhà nước.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý theo chức năng luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nuớc. Sự kết hợp này là cần thiết bởi lẽ:
- Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định. Góp phần tăng cường hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này là những tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực. Do vậy, chỉ có quản lý theo ngành kết hợp vói quản lý theo địa phương mới có thể khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ờ địa bàn lãnh thổ của địa phương.
- Ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa - xã hội cho nên các yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn lãnh thổ cũng mang những nét đặc thù riêng biệt. Cho nên chỉ có kết hợp quản lý theo ngành, quản lý theo chức năng với quản lý theo địa phương mới có thể nắm bắt những đặc thù đó, trên cơ sở đó đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương.
- Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác nhau. Hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố địa phương. Đồng thời, các đơn vị, tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt trong phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu tách rời việc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ khép kín trong một ngành hay tình trạng cục bộ, bản vị, địa phương làm cho hoạt động của các ngành không phát triển được một cách toàn diện, không đáp ứng được với các yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, trong quản lý hành chính nhà nước khi giải quyết vấn đề phát triển ngành, lĩnh vực chuyên môn bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn ở trung ương với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lý hành chính nhà nước. Sự phối hợp đó được biểu hiện cụ thể như sau:
- Trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch: Các bộ và chính quyền địa phương có nhiệm vụ trao đổi, phối hợp chặt chẽ những vấn đề có liên quan để xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực chuyên môn.
- Trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các bộ và chính quyền địa phương điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn địa phương nhằm phát huy mọi khả năng vật chất - kĩ thuật trong phạm vi lãnh thổ được phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cả nước và lợi ích địa phương. Điều 54 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quy định: “Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về báo cáo công tác trước uỷ ban nhân dân về cơ quan chuyên môn cấp trên vì khi cần thiết thì báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: Bộ chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất thống nhất trong toàn ngành, cung cấp cho địa phương các loại vật tư kĩ thuật và thiết bị chuyên dùng trong phạm vi của bộ, chính quyền địa phương bảo đảm kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi địa phương như: cung cấp điện, nước, xây dựng đường giao thông... cho các dơn vị, tổ chức của ngành trung ương đóng tại địa phương.
- Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật: Trên cơ sở pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền các bộ ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư có hiệu lực bắt buộc đối với chính quyền địa phương và có quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Điều 16 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở". Mặt khác, trên cơ sở thẩm quyền của mình, chính quyền địa phương cũng có quyền ra các quyết định bắt buộc đối với các ngành ờ dịa phương và kiểm tra việc thực hiện chúng.
Bình luận