Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trung gian, hòa giải

Trung gian, hòa giải là hai phương thức được ưu tiên sử dụng trong giải quyết tranh chấp trong hầu hết các lĩnh vực. Nhiều người đánh đồng hai khái niệm này là một, tuy nhiên, có thực sự trung gian là hòa giải? hay hai khái niệm này có gì khác nhau?

Trung gian, hòa giải là hai phương thức được ưu tiên sử dụng trong giải quyết tranh chấp trong hầu hết các lĩnh vực. Để thấy được sự giống nhau cũng như khác biệt giữa hai phương thức này, chúng ta cần hiểu về khái niệm, cũng như đặc trưng cơ bản của hai hình thức giải quyết tranh chấp này.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của trung gian, hòa giải theo quy định Luật Thương mại năm 2005


Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 quy định:"2- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải".

Thứ nhất, hòa giải là gì?


Hoà giải là quá trình trong đó bên thứ ba, do các bên tranh chấp chỉ định, dàn xếp giữa các bên tranh chấp trước hoặc sau khi họ khởi kiện hoặc sử dụng phương thức trọng tài.

Thứ hai, trung gian là gì?


Trung gian là hình thức can thiệp của bên thứ ba, với sự chấp thuận của các bên liên quan trong tranh chấp. Chức năng của người trung gian là đưa ra lời khuyên cho tranh chấp với mong muốn được các bên chấp thuận. Người đóng vai trò trung gian sẽ là một cá nhân trung lập, với kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tranh chấp.

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp có thêm sự tham gia của người trung gian. Phương thức này có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào của tranh chấp. Người trung gian ở vị trí trung lập, nên dễ dàng có những bao quát, có thể hiểu và đưa ra lời khuyên cho việc dàn xếp lợi ích của hai bên vì vậy cũng có chút khó khăn trong vấn đề "chọn mặt gửi vàng".

Điểm giống nhau giữa hai phương thức: (i) Có sự tham gia của một bên thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp; (ii) Khả năng bảo mật thông tin cao vì chỉ có số lượng hạn chế thành phần tham gia các phiên họp đàm phán, thỏa thuận; (iii) Đề cao nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên; (iv) Kết quả hòa giải, trung gian không có tính bắt buộc cao; (v) Khả năng giải quyết phụ thuộc chủ yếu vào sự thiện chí của các bên; (vi) Không có cơ chế ràng buộc các bên trong việc thực hiện quá trình;

Cũng như phương pháp thương lượng, phương pháp trung gian và hoà giải có khả năng mang lại cho các bên phương pháp giải quyết tranh chấp hợp lí, nhanh chóng. Bên cạnh đó, hai phương pháp này cũng không mang tính bắt buộc, và còn phụ thuộc nhiều vào thiện chí, thái độ của các bên và sự hiểu biết lẫn nhau. Các bên có quyền tự quyết định những bước của quá trình hoà giải, cũng như có thể quyết định tham gia hoà giải hay không, thậm chí có thể rút lui, chấm dứt quá trình đàm phán, thoả thuận bất cứ lúc nào.

Có quan điểm cho rằng, phương thức trung gian và hoà giải thực chất là một, đều có sự tham gia của người thứ ba, với vị trí trung lập. Tuy nhiên, lại có quan điểm khác, cho rằng trung gian và hoà giải giống nhau ở chỗ: đều có sự tham gia của người thứ ba với vai trò người ở giữa. Khác nhau ở chỗ: nếu trong phương pháp hoà giải, người đóng vai trò hoà giải chỉ làm việc đó là lắng nghe, và hiểu được quan điểm của các bên, ý chí của các bên, từ đó thu hẹp những tranh cãi giữa các bên; thì trong trung gian, người đóng vai trò trung gian ngoài việc lắng nghe hai bên, thì còn có thể đưa ra những định hướng của mình để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa các bên. Ở đây, người trung gian đóng vai trò như một người tư vấn giải quyết khúc mắc giữa các bên chứ không có quyền phân xử đúng sai.

Tôi đồng tình với quan điểm thứ hai. Hai phương thức này tưởng giống mà lại khác nhau, bởi điểm mấu chốt khác biệt duy nhất giữa hai phương thức này là sự tham gia của bên thứ ba trong bàn đàm phán giữa các bên. Trong hòa giải, bên thứ ba sẽ là người dung hòa hai ý chí và đưa ra những thống nhất mang tính định hướng cho vấn đề mâu thuẫn.

Thiết nghĩ, hoà giải hay trung gian cũng cùng là những phương thức giải quyết tranh chấp, cũng có sự tham gia của người thứ ba, với vai trò giúp đỡ các bên tìm được tiếng nói chung, thúc đẩy sự thiện chí hợp tác cũng như hoà khí trong quá trình đàm phán. Ưu điểm và nhược điểm của hai hình thức này tương tự nhau, không có sự khác biệt nào đáng kể. Theo Pháp luật Việt Nam, hoà giải, trung gian chỉ là một phương pháp - phương pháp trung gian hoà giải, chứ không có sự phân biệt như quan điểm thứ hai đã đề cập, vì vậy lựa chọn hòa giải hay trung gian trong giải quyết tranh chấp nói chung và trong tranh chấp thương mại nói riêng thì các bên cần phải cân nhắc đến các yếu tố pháp luật nội địa, cũng như điều kiện, khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bên nữa, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong những hoàn cảnh cụ thể.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:


Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: hành chính, hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống đối tác, đại lý tại nhiều địa phương, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Với việc áp dụng công nghệ và các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Về mức thù lao luật sư của Công ty Luật TNHH Everest:


Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ: (i) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (ii) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (iii) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Thù lao của luật sư được tính theo phương thức cơ bản là thời gian làm việc của luật sư. Ngoài ra, thù lao của luật sư có thể tính theo phương thức: (i) vụ việc với mức thù lao trọn gói; (ii) vụ việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (iii) hợp đồng với thù lao cố định.

Quý Khách có thể gửi liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Everest để được cung cấp Biểu phí dịch vụ.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].