-->

Luật sư tư vấn về tạm hoãn hợp đồng lao động?

Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau: Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự...

Hỏi: Hiện tôi đang làm việc cho 1 cơ quan nhà nước từ tháng 2 năm 2008. Hợp đồng lao động hiện nay ký 3 năm. Đến 2016 hết hạn hợp đồng, hệ số lương hiện nay của tôi là 2.87. Tôi định xin tạm hoãn hợp đồng lao động trong thời gian 3 tháng vì việc riêng. Vậy. 1. Sau 3 tháng tôi quay về xin tiếp tục hợp đồng lao động thì khi đó hợp đồng ký lại sẽ tiếp tục hệ số 2.87 hay phải bắt đầu lại từ đầu như 1 người mới xin vào làm? 2. Điểm khác biệt giữa tạm hoãn hợp đồng lao động và xin nghỉ không hưởng lương 3 tháng?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 32 của Bộ luật có quy định các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận".

Như vậy, bạn vàngườisửdụnglao độngđang áp dụng Khoản 5 Điều 32 với mục đích không muốn chấm dứt hợp đồng lao độngvới công ty mà chỉ muốn tạm nghỉ vì lý do riêng.

1. Vềviệc hưởng lương khiđi làm

Điều 33 có quy định: "Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác".
Như vậy, trong khoản thời gian bạn tạm hoãn hợp đồng sẽ không được tính tiền lương và khi tiếp tục hợp đồng bạn sẽ tiếp tục nhận lương với hệ số 2,87.
2. Về sự khác nhau giữa tạm hoãn hợpđồng laođộng và xin nghỉ việc không hưởng lương
Thứ nhất,Tạm hoãn hợpđồng laođộngđược quyđịnh tạiĐiều 32 Bộ luật laođộng năm 2012đã phân tích. Theođó, Việc tạm hoãn hợpđồng laođộng phảiđảm bảo cácđiều kiện về lý do tạm hoãn và thời gian làm việc sau thời hạn tạm hoãn.Trường hợp tạm hoãn hợp đồng, người sử dụng lao động không cần ra quyết định tạm hoãn thực hiện hợp đồng mà có thể trực tiếp ký phụ lục hợp đồng lao động với người lao động về thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng

Thứ hai,Nghỉ việc riêng, nghỉ việckhông hưởng lươngđược quyđịnh tạiĐiều 116 Bộ luật laođộng như sau:"Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."

Nhưvậy, việc nghỉ việc riêng không hưởng lương do bạn và người sử dụng laođộng tự thỏa thuận màít có sự ràng buộc về chếđộ làm việc sau thời gian nghỉ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.