Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sứckhoẻ sau thai sản như sau: “(1) Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. (2) Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:(a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;(b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;(c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. (3) Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở cơ sở”.
Thông tin khá hay bạncần biếtmẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng
Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. (Điều 1 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018).
Theo như quy định trên, mức lương cơ sở không áp dụng cho lao động làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức mà áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Điều 3 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau: “(1) Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. (2) Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau: “(1) Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt độngởđịa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó; (2) Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằmtrên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.” (Khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018).
Như vậy, sau khi người lao động nữ sinh con mà hết thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10 ngày và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương tối thiểu vùng.
Trong trường hợp người lao động có tên trong danh sách những người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mà người sử dụng lao động đã lập và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (Khoản 1 Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012); người lao động nghỉ đúng với số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định thì công ty không được trừ lương của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một ngày bằng 30% mức lương tối thiểu vùng. Đây là tiền do nguồn quỹ của bảo hiểm xã hội chi trả, không phải là tiền từ ngân sách công ty (Khoản 2 Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012). Hành vi trừ tiền của người sử dụng lao động cần phải xem xét lại, liệu trừ vào khoản nào? Nếu không làm rõ được căn cứ pháp luật mà công ty đưa ra thì công ty đang làm không đúng quy định pháp luật.
Trường hợp công ty không giải quyết chi trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh cho người lao động, người lao động có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty để yêu cầu giải quyết. Trường hợp Giám đốc công ty đã giải quyết khiếu nại của người lao động, nhưng người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết, người lao động có quyền khởi kiện công ty tại tòa án nơi công ty có trụ sở hoặc khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho người lao động. (Điều 118, 119 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).
Một số quy định tăng lương hàng năm người laođộng cần biết
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Âu Thị Minh Nguyệt - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, Tổng đài (24/7): 1900 6198
Bình luận