Người lao động bị tạm giữ, tạm giam được coi là trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi hết thời hạn tạm hoãn, công ty có nghĩa vụ phải nhận người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày.
Hỏi: Trong dịp tết vừa rồi, tôi bị nghi có liên quan đến một vụ vận chuyển pháo nổ nên bị cơ quan công an tạm giữ để điều tra. Hết kỳ nghỉ tết, tôi vẫn bị tạm giam nên không thể đến công ty làm việc. Sau đó, tôi nhận được quyết định sa thải do nghỉ việc quá 05 ngày liên tiếp trong một tháng. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty làm như vậy có đúng không? (Nguyễn Khải - Nam Định) Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật Everest - trả lời:
Liên quan đến vấn đề anh (chị) quan tâm, chúng tôi trích dẫn quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động".
"1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận".
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
"Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác".
Căn cứ theo quy định trên thì người lao động bị tạm giữ, tạm giam được coi là trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi hết thời hạn tạm hoãn, công ty có nghĩa vụ phải nhận người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày.
Theo đó, thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ không được tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Như vậy, việc công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với anh (chị) trong trường hợp này là trái quy định của pháp luật. Để đòi lại quyền lợi của mình, anh (chị) có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ, nếu công ty không thực hiện anh (chị) có thể làm đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận