Khó khăn từ việc nhận tài sản bảo đảm là nhà tình nghĩa

Khó khăn từ việc nhận tài sản bảo đảm là nhà tình nghĩa giải quyết như thế nào...

Gần đây, các tranh chấp về hợp đồng thế chấp làm xuất hiện nhiều tình huống gây tranh cãi giữa các cá nhân tham gia tranh tụng và các cơ quan tố tụng, một trong những vấn đề gây tranh cãi đó là việc xử lý tài sản thế chấp đối với nhà tình nghĩa.

c

>>>Luật sư tư vấnpháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Quy định của pháp luật và thực tế trao tặng nhà tình nghĩa:

Pháp luật hiện hành từ Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật thi hành án,… chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về tặng cho nhà tình nghĩa cũng như tính pháp lý của nhà tình nghĩa.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005 thì cá nhân được giao/tặng tài sản sẽ có quyền sở hữu với tài sản đó. Và cũng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì: chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đọat đối với tài sản của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều UBND quận/huyện của các tỉnh khi tiến hành giao nhà tình nghĩa cho các đối tượng được nhận nhà tình nghĩa thì trong Quyết định bàn giao nhà tình nghĩa có quy định nội dung hạn chế quyền định đoạt căn nhà tình nghĩa như sau: “Ông/bà A có trách nhiệm bảo quản căn nhà đó đồng thời không được thực hiện việc giao dịch mua, bán, tặng cho căn nhà đó dưới bất kỳ hình thức nào.”

Căn cứ vào quy định trên đây của Bộ luật dân sự năm 2005 thì khi một cá nhân/hộ gia đình được trao tặng/bàn giao nhà tình nghĩa, sẽ đồng nghĩa với việc họ được xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà đó. Tức là họ có quyền định đọat (gồm cả việc mua, bán, tặng, cho,…) đối với căn nhà tình nghĩa. Và vì vậy, việc UBND hạn chế quyền tặng, cho, chuyển nhượng... đối với căn nhà tình nghĩa là trái pháp luật dân sự.

Khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là nhà tình nghĩa:

Về mặt pháp lý khi các Ngân hàng nhận tài sản thế chấp là nhà tình nghĩa mà trong quyết định giao/tặng nhà tình nghĩa có nội dung hạn chế quyền định đoạt như trên, thì ngân hàng có căn cứ pháp lý (quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền định đoạt tài sản cua chủ sở hữu) để bảo vệ quyền/lợi ích hợp pháp của mình nếu có tranh chấp xảy liên quan đến hợp đồng thế chấp tài sản là nhà tình nghĩa. Ngân hàng được quyền yêu cầu Thi hành án tiến hành kê biên và xử lý tài sản đảm bảo là nhà tình nghĩa. Vì Điều 87 Luật thi hành án dân sự quy định về những tài sản không được phép kê biên thì nhà tình nghĩa cũng không nằm trong diện bị cấm kê biên.

Tuy nhiên, thực tế xét xử và Thi hành án hiện nay thì việc Ngân hàng tiến hành kê biên, bán phát mại được tài sản là nhà tình nghĩa có hạn chế về chuyển nhượng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khó khăn xuất phát từ việc Tòa án ngần ngại khi đưa ra Quyết định cho phép Ngân hàng tiến hành kê biên nhà tình nghĩa – một tài sản phần lớn được cấp cho những người có công với nước, với cách mạng.

Khó khăn nữa là nếu có quyết định của Tòa thì việc tiến hành Thi hành án cũng sẽ gặp vướng mắc như: Ngân hàng sẽ mất chi phí trong việc bố trí chỗ ở tạm thời cho người đang sống trong căn nhà tình nghĩa (theo quy định của Luật nhà ở thì mọi cá nhân đều có quyền có nhà ở), UBND xã/phường nơi có nhà tình nghĩa cũng như cơ quan Thi hành án sẽ “chùn tay” khi tiến hành kê biên, hỗ trợ kê biên nhà tình nghĩa.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.