Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cầm giữ tài sản

Chính vì tính chất (bản chất) của biện pháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, cầm giữ tài sản được quy định ở Điều 416 tại “Phần II. Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là biện pháp mà luật cho phép bên có quyền sử dụng nhằm gây “sức sép” đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ để bên này phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng song vụ. Chính vì tính chất (bản chất) của biện pháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sư - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật dân sư - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, một số lý luận chung về biện pháp cầm giữ tài sản

Một là, về khái niệm biện pháp cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là một quyền năng theo đó bên có quyền được nắm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Bộ Luật dân sự 2005 đã có quy định về cầm giữ tài sản trong phần thực hiện hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự 2015 ra đời đã quy định cụ thể về cầm giữ tài sản và đây là biện biện pháp bảo đảm. Cụ thể: “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” .

Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm mới được ghi nhận trong BLDS 2015. Theo như khái niệm trên, thì cầm giữ tài sản được xác lập trong hợp đồng song vụ. Tài sản của cầm giữ tài sản chính là đối tượng của hợp đồng song vụ, bên có quyền được phép chiếm giữ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bên có quyền sẽ chiếm giữ tài sản để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Khi bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không có khả năng khai thác và hưởng lợi từ tài sản này một cách trọn vẹn. Chính vì vậy mà cầm giữ tài sản tạo được sức ép cho bên có nghĩa vụ: nếu bên có nghĩa vụ muốn khai thác, hưởng lợi một cách đầy đủ tài sản của mình thì họ phải thực hiện đứng nghĩa vụ của mình để bên cầm giữ giao tài sản.

Hai là, đặc điểm của về biện pháp cầm giữ tài sản.

- Đây là một biện pháp bảo đảm duy nhất trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng mà không dựa trên sự thoả thuận của các bên liên quan. Vì đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên có quyền.Pháp luật là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ tài sản, nếu như trước đó các bên không có thoả thuận không áp dụng biện pháp này.Trong khi đó các biện pháp thế chấp, bảo lãnh, cầm cố chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận.Chính yếu tố này mà trong các tài liệu pháp luật nước ngoài khi đề cập đến biện pháp này thường sử dụng thuật ngữ “quyền chiếm giữ”.Cầm giữ tài sản là cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền được pháp luật qui định của người có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ.Song đây không là hình thức “xiết nợ” thường gặp trong thực tiễn. Ví dụ: A đem chó cảnh đến B để nhờ B tiêm phòng cho chó. Tuy nhiên tiêm xong thuốc phòng bệnh cho chó nhưng A không chịu trả tiền. Lúc này, B có quyền cầm giữ con chó để A phải trả tiền thuốc đã tiên cho B.

- Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện nếu đồng thời hội đủ ba điều kiện sau:

(i) Tồn tại một quyền đòi nợ: nghĩa vụ làm phát sinh quyền cầm giữ là nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản khi đến hạn không được thực hiện hay thực hiện không đúng theo thỏa thuận; (ii) Khả năng chiếm giữ tài sản: tài sản cầm giữ thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ đang được bên có quyền chiếm giữ một cách liên tục và hợp pháp;(iii) Mối liên hệ pháp lý giữa quyền đòi nợ và khả năng chiếm giữ tài sản: nghĩa vụ là căn cứ phát sinh quyền nắm giữ và việc chiếm giữ tài sản phải gắn trực tiếp với quan hệ hợp đồng song vụ.

- Chiếm giữ tài sản là một biện pháp có những nội dung pháp lý đồng nhất với biện pháp cầm cố vì vậy các qui định về nghĩa vụ bảo quản tài sản trong cầm giữ, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ chính… có thể dẩn chiếu sang các điều luật tương tự trong phần cầm cố.

Ngoài ra, ta còn nhận thấy cầm giữ còn có một số đặc điểm thường thấy sau: (i) Cầm giữ tài sản áp dụng thông dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện các nghĩa vụ của mình trong các quan hệ hợp đồng: vận tải, gia công, thuê, ký gửi, ủy thác, sửa chữa tàu biển…; (ii) Về tài sản được cầm giữ: có một số loại tài sản thường không được phép cầm giữ như một số loạitàisản dễ hư hỏng trong thời gian ngắn, cácloạitàisảnbiếnchất theo thời gian, các loại tài sản phục vụ cho các việc cứu người khẩn cấp, công vụ khẩn và đang trên đường thực hiện việc đó.

Thứ hai, quy định của pháp luật về biện pháp cầm giữ tài sản.


- Căn cứ xác lập cầm giữ tài sản: “cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Từ quy định này, có thể hiểu rằng cầm giữ có phát sinh khi rơi vào các trường hợp mà luật quy định, không phụ thuộc vào sự thỏa thuận. Đối với hợp đồng song vụ, khi một bên đang nắm giữ tài sản của bên kia mà có quyền yêu cầu bên có tài sản đó phải thực hiện một nghĩa vụ mà bên có tài sản không thực hiện nghĩa vụ, thì bên đang nắm giữ tài sản sẽ chiếm hữu tài sản đó buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ như A đem xe máy đên B để thay dầu, sửa chữa bảo dưỡng. Nhưng sau khi sửa xong, A không chịu trả tiền cho B, thì B có quyền cầm giữ chiếc xe máy của A để A phải trả tiền cho B.

- Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được quy định tại khoản 2 Điều 347 BLDS 2015. Theo đó, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ.

- Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ:

Quyền của người cầm giữ được quy định tài Điều 348. Theo đó, người chiếm giữ tài sản có quyền chiếm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ, nhưng không được làm mất mát, hư hỏng, không được sử dụng nếu không được sự đồng ý của bên có tài sản. Trong thời gian cầm giữ tài sản, người có tài sản không khai thác được tài sản để thu hoa lợi, lợi tức thì cũng không có quyền yêu cầu người chiếm giữ bồi thường thu nhập bị mất trong thơi gian chiếm giữ. Trường hợp hai bên có thanh toán nghĩa vụ thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm giữ đã bỏ ra để duy trì bảo quản.

Nghĩa vụ của bên cầm giữ được quy định tại Điều 349. Theo đó, kể từ thời điểm phát sinh quyền chiếm hữu thì bên cầm giữ phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ, không được thay đổi tình trạng tài sản. Mục đích của cầm giữ là yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, do đó, bên cầm giữ không có quyền sử dụng, hưởng hoa lợi lợi tức, chuyển giao tài sản nếu như không được sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Nếu như làm mất mát hư hại, thì phải đền bù cho bên có nghĩa vụ. Và cũng cần sau khi bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ thì bên cầm giữ tài sản phải giao lại tài sản cho bên có nghĩa vụ.

- Các trường hợp chấm dứt cầm giữ: Cầm giữ tài sản sẽ chấm dứt khi có căn cứ được quy định tại Điều 350 BLDS. Các trường hợp chấm dứt bao gồm:(i) Nghĩa vụ đã được thực hiện xong;(ii) Tài sản cầm giữ không còn;(iii) Các bên thảo thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ;(iv) Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;(v) Theo thảo thuận của các bên.

Thứ ba, đánh giá về quy định của pháp luật về cầm giữ tài sản.


Việc bổ sung cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm trong BLDS 2015 về cơ bản đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giải quyết được những bất cập trên thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định về cầm giữ tài sản như hiện nay đã bộc lộ một số bất cập như sau:

Một là, bên cầm giữ tài sản không có quyền được ưu tiên thanh toán hay quyền truy đòi: Khác với bên nhận cầm cố, hay thế chấp, nếu bên cầm giữ tài sản giao tài sản để bán đấu giá thì bên cầm giữ tài sản mặc nhiên bị mất đi quyền này và sẽ không được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ khác. Dù Điều 21 của Nghị định 163 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm ngày 29/12/2006 được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 (Nghị định 163) đặt việc thực thi quyền cầm giữ tài sản lên trên quyền của bên nhận thế chấp, nhưng cũng cần hiểu đúng bản chất của việc ưu tiên này tức là trong trường hợp này bên cầm giữ tiếp tục được thực hiện việc cầm giữ (không trả tài sản bảo đảm để xử lý thế chấp) đến khi nào chủ tài sản (hay bên nhận thế chấp) thanh toán khoản nợ của bên có nghĩa vụ (bên thế chấp) cho bên cầm giữ.

Tuy vậy, nếu bên cầm giữ vô tình trả lại tài sản cho bên thế chấp hay bên nhận thế chấp để xử lý, thì khi đó, việc thanh toán sẽ chỉ dựa vào tính chất của khoản nợ mà người có nghĩa vụ phải trả cho bên cầm giữ tài sản. Tương tự, nếu bên cầm giữ bỏ tài sản và giao nó cho một người thứ ba thì bên cầm giữ cũng không thể thực hiện quyền truy đòi tài sản của mình;

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Hai là, BLDS quy định bên có quyền được pháp cầm giữ tài sản nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, luật lại không hề đề cập đế việc xử lý tài sản cầm giữ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ như: A đem một chiếc xe máy cũ ra quán B sửa. Sửa hết 2 triệu. Sau đó A không chịu trả tiền cho B, B cầm giữ chiếc xa của A, yêu cầu A trả tiền. sau một thời gian dài cầm giữ, nhưng A không chịu trả tiền, vậy B phải xử lý như thế nào? Đây là một bất cập bởi lẽ nếu như giá trị của tài sản cầm giữ bé hơn giá trị nghĩa vụ phải thực hiện thì rất nhiều khả năng người có nghĩa vụ sẽ không thực hiện nghĩa vụ, Trong khi đó người có quyền nắm giữ chỉ được phép nắm giữ mà không được phép xử lý tài sản. Thực tiễn đã có nhiều trường hợp như vậy. Vì vậy, cần phải quy định rõ vấn đề này trong Nghị định hướng dẫn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest.

Xem thêm:



Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].