-->

Khái niệm và thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.


Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.

Từ khái niệm trên có thể rút ra trách nhiệm hình sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm. Xuất phát từ nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Nguyên tắc này bảo đảm sự công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

Thứ hai: Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

Thứ ba: Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.

Thứ tư: Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đối với nhà nước chứ không phải đối với người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.

Thứ năm: Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án.
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS (Khoản 1, Điều 23 BLHS).

Theo quy định tại khoản 2, Điều 23 BLHS, thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính như sau: Nếu tính từ thời điểm tội phạm được thực hiện hoặc từ thời điểm người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù hoặc thời điểm người phạm tội ra tự thú hoặc bị bắt giữ nếu cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã. Nếu qua những thời hạn sau sẽ không bị truy cứu THHS.
  • 5 năm đối với các tội ít nghiêm trọng.
  • 10 năm đối với các tội nghiêm trọng.
  • 15 năm đối với các tội rất nghiêm trọng.
  • 20 năm đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội quy định tại chương XI - các tội xâm phạm ANQG và các tội được quy định tại chương XXIV - các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Điều 24 BLHS).


Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã thực hiện.

Theo QĐ tại Điều 25 BLHS người phạm tội được miễn TNHS trong các trường hợp sau:

1/ Nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (là người không có khả năng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội).

2/ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

3/ Khi có quyết định đại xá. Việc đại xá do Quốc Hội quyết định đối với những tội phạm nhất định. Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá. Đối với những tội phạm được đại xá xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án.
Về thẩm quyền miễn TNHS do Viện kiểm sát hoặc Toà án áp dụng.

Hậu quả pháp lý của miễn TNHS là người phạm tội không bị coi là đã can án.

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.