Khái niệm và đặc điểm của tội phạm hoàn thành

Một tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.


Một tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Như vậy, đối với các tội có cấu thành tội phạm hoàn thành, tội phạm hoàn thành khi can phạm thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Còn đối với các tội có cấu thành tội phạm vật chất chất tội phạm hoàn thành khi có hậu quả xảy ra trên thực tế.

Thời điểm tội phạm hoàn thành của mỗi một tội phạm cụ thể tuỳ thuộc vào chính sách hình sự của từng nước, phụ thuộc vào yêu cầu phòng chống tội phạm, phụ thuộc vào tính chất đặc trưng của từng loại tội được phản ánh trong cấu trúc của cấu thành tội phạm.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng cấu thành tội phạm hoàn thànhhay cấu thành tội phạm vật chấtcũng là cơ sở khoa học của việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.

Lưu ý: Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể là trùng nhau, có thể là khác nhau. Đối với thời điểm tội phạm hoàn thành thì chỉ có một mốc thời điểm duy nhất là thời điểm khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội pham. Còn đối với thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước hoặc trong hoặc sau thời điểm tội phạm hoàn thành.

Thời điểm tội phạm kết thúc là xét về mặt thực tế thời điểm tội phạm dừng lại. Việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc áp dụng một số chế định như: Chế định đồng phạm, chế định phòng vệ chính đáng, chế định thời hiệu truy cứu TNHS. Để áp dụng các chế định này đều bắt đầu từ việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. (Điều 19 BLHS).

Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Về thời điểm: Chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành.

Nếu A vào nhà B lấy ti vi mang ra khỏi nhà của B, mặc dù không bị ai phát hiện nhưng A quyết định đem trả chiếc ti vi ở vị trí cũ. Trường hợp này không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì tội phạm bắt đầu dừng lại sau thời điểm tội phạm hoàn thành. Do đó, A vẫn phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản. tuy nhiên A được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tự nguyện khắc phục hậu quả.

Về tâm lý: Đối với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc dừng lại tội phạm ở những thời điểm trên phải tự nguyện và dứt khoát.

- Tự nguyện: Tức là do động lực bên trong thúc đẩy chứ không phải do nguyên nhân khách quan chi phối.

- Dứt khoát: Tức là phải chấm dứt việc thực hiện tội phạm một cách triệt để.

Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Trách nhiệm này được quy định tại Điều 19 BLHS, đó là:

1/ Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định thực hiện.

2/ Nếu hành vi thực tế đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội đã cấu thành.

Ví dụ: A có ý định giết B bằng cách dùng dao đâm. Khi A đâm nhiều nhát vào B, thấy B chảy nhiều máu, A dừng lại đưa B đi cấp cứu. B bị thương tỷ lệ thương tật là 30%. Trong trường hợp này, hành vi của A được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng TNHS của A được xác định là: A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người. A phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích.

Tổ bộ môn Luật Hình sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.