-->

Quy định về hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

Một số quy định của BLTTHS và văn bản hướng dẫn về xét xử phúc thẩm chưa cụ thể, rõ ràng. Không những thế, một số quy định trong Chương xét xử phúc thẩm còn mâu thuẫn và một số quy định của Chương xét xử phúc thẩm mâu thuẫn với quy định tại các chương khác của BLTTHS

Theo quy định tại Điều 251 BLTTHS thì khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của BLTTHS thì TACPT hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của BLTTHS thì hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Một trong các căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của BLTTHS là không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm.

Một trong các căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của BLTTHS là: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Bên cạnh việc hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án (nếu thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 107 BLTTHS thì tuyên bố bị cáo không phạm tội), thì tùy từng trường hợp mà HĐXXPT giải quyết luôn hậu quả pháp lý của vụ án như: ngưởi đã bị kết án được hưởng quyền lợi gì, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với người đã bịu kết án; vấn đề bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng[10]. Chẳng hạn, toà án cấp sơ thẩm kết tội và buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại; sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo đã nộp một phần tiền bồi thường thiệt hại; hội đồng giám đốc thẩm cho rằng nếu có đầy đủ căn cứ thì toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và “đình chỉ vụ án về phần hình sự” và phải giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong bản án phúc thẩm chứ không được tuyên đình chỉ vụ án và phần trách nhiệm dân sự nếu có tranh chấp thì được giải quyết theo thủ tục khác[.

Trong trường hợp quy định tại Điều 107 BLTTHS chỉ được áp dụng với 01 hoặc một vài bị cáo trong vụ án có nhiều đồng phạm thì HĐXXPT chỉ hủy một phần bản án sơ thẩm đối với bị cáo đó; đối với những người bị kết án khác thì HĐXXPT giải quyết theo thủ tục chung mà không hủy toàn bộ bản án.
Như vậy, có thể khẳng định quy định của BLTTHS về xét xử phúc thẩm là khá đầy đủ, đảm bảo các nội dung của một cấp xét xử. Mặc dù, các vấn đề được nghiên cứu bên trên không phải là nội dung chính của đề tài nhưng việc nắm vững quy định của BLTTHS về xét xử phúc thẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng cho bước tiếp theo nghiên cứu nội dung chính của tiểu luận.

Nhìn chung, có thể thấy rằng, một số quy định của BLTTHS và văn bản hướng dẫn về xét xử phúc thẩm chưa cụ thể, rõ ràng. Không những thế, một số quy định của BLTTHS trong Chương xét xử phúc thẩm còn mâu thuẫn và một số quy định của Chương xét xử phúc thẩm mâu thuẫn với quy định tại các chương khác của BLTTHS.

Luật gia Vũ Thị Hường, Công ty Luật TNHH Everest