Lương hưu = 45%( bằng 15 năm đóng BHXH) + (2% x với số năm đóng BHXH tiếp tính từ năm thứ 16 đóng BHXH).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 bao gồm: "a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng".
Vậy theo quy định nêu trên, nếu chị đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hộihội bắt buộc và naychịvẫn đi làm tiếp thìchịvẫn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Mức đóng BHXH bắt buộc sẽ vẫn theo mức đóng bình thường màchịđang đóng hàng tháng ( 26%: trong đó Doanh nghiệp đóng 18%, Người lao động đóng 8%). Ngoài BHXH bắt buộc, NLĐ phải tiếp tục đóng BHTN và BHYT theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế và Luật việc làm 2013.
Về quyền lợi của những năm bảo hiểm tiếp theo mà bác đóng. Căn cứ theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm”.
Vậy khichịđóng đủ 20 năm BHXH, những năm tiếp theo màchịđóng, khichịnghỉ hưu thì mức lương hưu củachịsẽ được tăng lên thêm:
Lương hưu = 45%( bằng 15 năm đóng BHXH) + (2% x với số năm đóng BHXH tiếp tính từ năm thứ 16 đóng BHXH).
Ví dụ bác có 22 năm đóng BHXH khi nghỉ hưu lương hưu của bác sẽ bằng: 45% + (2% x 7 năm đóng BHXH tiếp) = 45% + 14 = 59%.
Khi bác nghỉ hưu thìchịsẽ được hưởng 59% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tuy nhiên, đến 01/01/2018 thì mức lương hưu của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH tương ứng với 16 năm đóng BHXH đối với nam.
Đối với lao động nam đến 2019 thì lại có sự thay đổi của 45% trên tương ứng với 17 năm đóng BHXH; năm 2020 là 18 năm; 2021 là 19 năm; từ năm 2022 là 20 năm trở đi. Vậy nên thời gian về sau năm 2018 - 2022, lao động nam nghỉ hưu thì mức lương hưu được hưởng giảm dần đến năm 2022.
Ngoài ra hiện tại khi người lao động nghỉ hưu nếu có thời gian đóng bảo hiểm trên 30 năm, thì từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm được nhận trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng lương bình quân đóng BHXH theo cách tính như trên. Tuy nhiên đến năm 2018 là từ 32 năm trở lên mới được hưởng trợ cấp một lần. Đối với nam năm 2019 là 33 năm, mỗi năng tăng thêm 1 năm đóng BHXH đến năm 2022 thì đóng BHXH từ năm thứ 36 trở đi mới được hưởng trợ cấp một lần. Mức nhận vẫn được nhận mỗi năm được nhận trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận