Thứ nhất, chức năng và thành phần Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết). ĐHĐCĐ là cơ quan tập thể, không làm việc một cách thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bàng văn bản.
Thứ hai, thẩm quyền của Đại hội đồng cố đông.
ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Vì vậy, ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.
Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, ĐHĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
"Thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cô phân; bâu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đông quản trị, Kiểm soát viên (nếu có); quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều ỉệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mồi loại; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; các quyên và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty".
Thứ ba, triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
ĐHĐCĐ họp thường niên hoặc bất thường. ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần và khi cần thiết thì có thể tổ chức các cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường. Luật Doanh nghiệp không giới hạn số lần họp ĐHĐCĐ bất thường. Quy định này là hợp lý, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động một cách có hiệu quả. Bởi ỉẽ trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ cần phải giải quyết kịp thời mà nếu phải chờ đến cuộc họp thường niên thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Cuộc họp thường niên
ĐHĐCĐ thường niên được Hội đồng quản trị (HĐQT) triệu tập trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Khoản 2 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT; báo cáo của Ban kiểm soát (BKS) về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của HĐQT, Giám đốc (GĐ) hoặc Tổng giám đốc (TGĐ); báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của BKS và của từng Kiểm soát viên; mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền".
Cuộc họp bất thường
ĐHĐCĐ bất thường có thể được triệp tập bởi HĐQT, BKS và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhât 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong các trường hợp sau đây:
(i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
(ii) Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
(iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
(iiii) Theo yêu cầu của BKS;Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định1 thì BKS thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ. Trường hợp BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định2 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đại diện công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ.
Thứ tư, quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền dự họp ĐHĐCĐ. Cổ đông là tổ chức cử một hoặc một số người đại diện thực hiện các quyền cổ đông của mình trong ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, sô người được cổ đông là tổ chức cử làm đại diện phụ thuộc vào tỷ lệ cố phần mà cổ đông đó sở hữu. Cụ thể cổ đông là tổ chức có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện và phải xác định cụ thể số cổ phần cho mỗi người đại diện. Trường họp cổ đông không xác định số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền. Có thể thấy rằng pháp luật giới hạn số lượng người đại diện như vậy đồng nghĩa với việc giới hạn quyền ủy quyền của cổ đông là tổ chức. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó quy định này là cân thiêt nhằm tránh trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ tiên hành khó khăn hay thậm chí không tiến hành được do sổ lượng người dự họp quá lớn.
Cổ đông có thể tham dự ĐHĐCĐ theo một trong các hình thức sau đây:
(i) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp.
(ii) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền thì ủy quyền cho người khác dự họp ĐHĐCĐ. Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp ĐHĐCĐ phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp ĐHĐCĐ phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
(iii) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác.
(iiii) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.
Như vậy, hiện nay cổ đông có thể tham dự ĐHĐCĐ bằng nhiều hình thửc khác nhau. Quy định này của Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm khuyến khích và tạo điều kiện doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản trị, từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều công ty cổ phần tiến hành ĐHĐCĐ ở những nơi xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, thủ tục ủy quyền phức tạp nhàm hạn chế sự tham gia của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số1. Tuy nhiên, quy định được bổ sung này của Luật Doanh nghiệp 2014 sẽ hạn chế được tình trạng trên xảy ra.
Thứ năm, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông.
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có đủ số lượng cổ đông theo quy định của pháp luật, cụ thể là:
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành lần thứ nhất khi có số cổ đông dư họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn đê tiên hành họp ĐHĐCĐ lân thứ nhất. Trường họp này, tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định sẽ được áp dụng để xác định tính hợp lệ của cuộc họp ĐHĐCĐ.
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ khác cao hơn.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trong trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Như vậy, cuộc họp của ĐHĐCĐ chỉ có thể được triệu tập đến lần thứ ba. Quy định này nhằm đảm bảo cho cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành trong mọi trường họp, ngay cả khi các cổ đông lớn cố tình trì hoãn không tham dự cuộc họp vì nhiều lý do khác nhau.
Thứ sáu, thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
ĐHĐCĐ thông qua nghị quyết bằng hai hình thức đó là biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ được áp dụng để quyết định về các vấn đề đó là: sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty; định hướng phát triển công ty; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; tổ chức lại, giải thể công ty.
Nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51 % tổng sổ phiếu biểu quyết của tất cả cố đông dự họp tán thành. Điều lệ công ty có thể quy định một tỷ lệ tối thiểu khác cao hơn 51% để thông qua những quyết định. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề quan trọng1 như: loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty... thì Luật Doanh nghiệp 2014 quy định phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cố đông dự họp tán thành, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã hạ thấp yêu cầu về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ xuống 51% đối với quyết định thông thường và 65% đổi với quyết định quan trọng (tỷ lệ tương ứng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 là 65% và 75%). Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như vậy nhằm giảm bót khó khăn, tốn kém cho công ty cổ phần trong cuộc họp ĐHĐCĐ và nhàm phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đối với việc bầu thành viên HĐQT và BKS, trước đây Luật Doanh nghiệp 2005 quy định phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Quy định này ở mức độ nhất định đã góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu sổ nhưng lại gây ra sự thiếu kết dính trong HĐQT, làm cho việc ra quyết định trong một số trường hợp kéo đài, tốn kém, thâm chí không thông qua được'. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS không bắt buoc phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu2 mà có thể bằng phương thức khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Thông qua nghị quyết theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: Điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ thông qua hình thức lấy ý kiến bàng văn bản nhằm giúp công ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty có số lượng cổ đông lớn khi phải triệu tập họp ĐHĐCĐ để thông qua quyết định bàng hình thức biểu quyết. Trường hơp công ty lựa chọn việc thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyêt của ĐHĐCĐ được thông qua nêu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng hình thức này cũng được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thấp hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005 (tỷ lệ là 75%).
Nghị quyết của ĐHĐCĐ có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần nếu trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty hoặc nội dung nghị quyết của ĐHĐCĐ vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Tuy nhiên, có trường hợp mặc dù trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ không được thực hiện đúng như quy định nhưng vẫn hợp pháp và có hiệu lực đỏ là khi nghị quyết đó được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Bình luận