Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng
Hỏi: Ngoại tôi có tổng cộng 6 người con, tất cả đều ở riêng, chỉ có dì út ở lại chăm sóc ngoại. Nay ngoại đã già đi và sức khỏe yếu, muốn để lại căn nhà cho dì út, tất cả anh em trong gia đình đều đồng ý, chỉ có người con trai thứ 3 có tranh chấp tài sản này. Vậy, làm thế nào để dì tôi có thể tiếp tục ở ngôi nhà này sau khi ngoại mất? (Hải Anh - Nam Định)
Theo quy định tại Điều 631 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Do đó, ngoại của bạn hoàn toàn có quyền để lại tài sản cho dì của bạn thông qua việc lập di chúc. Việc lập di chúc này có thể được thực hiện bằng miệng hoặc văn bản. Việc ngoại bạn đã đồng ý thông qua lời nói để lại ngôi nhà cho dì út, được coi như là ngoại đã để lại di chúc dưới hình thức miệng và di chúc này được pháp luật công nhận theo Khoản 2, Điều 651, Bộ Luật Dân sự “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Pháp luật tôn trộng ý chí cá nhân của người để lại thừa kế và việc chia thừa kế cũng được thực hiện theo thứ tự: chia theo di chúc trước và chia thừa kế theo pháp luật sau. Vì vậy, dì của bạn hoàn toàn được sử dụng căn nhà này sau khi ngoại của bạn mất theo di chúc miệng mà ngoại để lại mà cậu của bạn không có quyền gì đối với căn nhà này.Nếu cậu của bạn là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động theo quy định tại Điều 669, BLDS 2005: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Để dì bạn được hưởng tài sản mà ngoại bạn để lại thông qua di chúc miệng, cần phải có ít nhất 2 người làm chứng việc ngoại bạn để lại tài sản cho dì và sau đó, phải ghi chép lại nội dung di chúc miệng ngoại bạn để lại, hai người làm chứng phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Nội dung được ghi lại này phải được công chứng, chứng thực trong vòng 5 ngày kể từ ngày ngoại bạn để thể hiện ý chí, theo quy định tại Khoản 5 Điều 562, BLDS 2005
"5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".
Lưu ý: Bạn phải chú ý tới điều kiện của người làm chứng quy định tại Điều 654 BLDS 2005 và hiệu lực của di chúc miệng quy định tại Điều 651 BLDS 2005 để có thể bảo vệ tối ưu quyền lợi của dì mình.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận