Hành vi móc túi có thể cấu thành tội trộm cắp tài sản hoặc cướp giật tài sản.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, nên trường hợp của chồng bạn có thể thuộc một trong nhưng trường hợp sau:
Trường hợp 1: hành vi của chồng bạn cấu thành tội trộm cắp tài sản
Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS) có quy định như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”
Như vậy, tuy chiếc điện thoại mà chồng bạn móc được có giá trị dưới 2 triệu đồng, nhưng nếu chồng bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi chếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích, thì vẫn có thể sẽ cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Trường hợp 2: hành vi của chồng bạn đủ dấu hiệu để cấu thành tội cướp giật tài sản.
Điều 136 BLHS quy định về Tội cướp giật tài sản:
“1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm…”
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết của tội phạm này là hành vi giật, tức là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng (ngay thức khắc). Nếu chồng bạn có những hành vi này, thì có thể chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản.
Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được quy định tại Điều 46 BLHS như sau:
“…Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
Người phạm tội tự thú;
Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;…”
Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi chồng bạn gây nên cũng như các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như bạn đã nêu thì chồng bạn có thể được xem xét để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Nếu hành vi móc điện thoại của chồng bạn không đủ cấu thành tội trộm cắp tài sản như đã phân tích ở trường hợp 1 thì chồng bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì chồng bạn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi Trộm cắp tài sản.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận