-->

Vợ sinh con chồng cần những điều kiện gì để được hưởng trợ cấp thai sản?

Hỏi: Tôi đang dạy ở một trường trung học được 8 năm và đóng bảo hiểm xã hội từ khi vào biên chế đến nay. Vậy hiện nay vợ tôi mới sinh con, thì tôi được hưởng trợ cấp 1 lần 2 tháng lương cơ bản không? Và thủ tục hồ sơ làm thế nào? (Hoàng Mạnh - Hải Phòng)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo như thông tin anh cung cấp, anh đang giảng dạy tại một trường trung học và tham gia bảo hiểm xã hội từ khi vào biên chế tới nay tức là 8 năm, hiện tại vợ anh đã sinh con, thì theo quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản thì cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng áp dụng của chế độ này tức là anh thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản.

Tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội quy 2014 định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:

"Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con."

Điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con:

"Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con".

Để anh (cha của đứa trẻ mới sinh) được nhận trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở thì chỉ có cha của đứa trẻ tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Do anh không cung cấp thông tin mẹ đứa trẻ( vợ của anh) có tham gia đóng bảo hiểm xã hội không và sinh thường hay phẫu thuật nên anh cần đối chiếu với các trường hợp cụ thể sau đây:

+ Nếu vợ anh có tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng chế độ thai sản thì bạn vẫn được hưởng chế độ nghỉ khi sinh con, thời gian hưởng theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như sau: 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc và bạn không được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở.

+ Nếu vợ anh không tham gia bảo hiểm xã hội thì anh vẫn được hưởng chế độ thai sản, thì ngoài chế độ nghỉ nêu trên, anh còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở.

- Thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp:

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Quyết định 636/QĐ-BHXH đối với lao động nam có vợ sinh con như sau:

- Lao động nam chuẩn bị hồ sơ sau gửi về cho người sử dụng lao động nơi đóng bảo hiểm xã hội:

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

+ Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.

- Người sử dụng lao động nhận hồ sơ của lao động, tổng hợp danh sách C70a-HD nộp về cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho lao động.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].