Để làm thủ tục xin cấp sổ đỏ, trước hết những đồng sở hữu mảnh đất và những người thừa kế của những người đã chết cần làm thủ tục kê khai di sản.
Hỏi:Sau giải phóng năm 1975, Nhà nước có hóa giá miếng đất ông bà nội em đang ở (chưa có giấy tờ gì hết), gia đình em có ông nội bà nội và 6 anh chị em.Khi nhà nước hóa giá thì 5 anh chị em hùn tiền lại với nhau để mua lại miếng đất trên (trong đó người chị thứ 3 có cho mượn tiền để mua nhưng không có đứng tên trong giấy ủy quyền) và thống nhất cho người em gái thứ 5 đứng tên giấy ủy quyền miếng đất trên nhưng không được quyền bán, nếu bán phải được sự đồng ý của tất cả mấy anh em. Thời gian trôi qua đến nay, 4 anh chị em bị bệnh chết đi, trong nhà chỉ còn lại người chị thứ 3 và người em trai thứ 4, không có để lại di chúc gì cả (trong đó có người em thứ 5 đứng tên ủy quyền). Xin cho em hỏi trong trường hợp này, muốn cấp lại giấy chứng quyền sử dụng đất cho một trong 2 người trên hoặc con cháu, dâu,… đứng tên thì cần những thủ tục gì? Khi làm sổđỏ thì có cần 2 người còn sống trên và con cháu, dâu, … phải ký các giấy tờ có liên quan trong lúc làm sổđỏ hay không? Đồng thời, nếu muốn bán đi miếng đất trên thì theo pháp luật có phải chia đều cho 2 người trên hoặc con cháu, dâu,…hay không (hiện giờ trong hộ khẩu tại miếng đất trên do người em thứ 4 đứng tên)? (Thanh Loan - Tuyên Quang)
Luật gia Bùi Ánh Vân – Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theothông tin bạn cung cấp, hiện tại chỉ còn 2 người còn sống, 4 người đã chết và không có di chúc. Con, cháu của người đã chết sẽ được hưởng thừa kế đối với phần đất của người đã chết đó, còn phần của 2 người còn sống thì vẫn thuộc sở hữu của họ.
Để làm thủ tục xin cấp sổ đỏ, trước hết những đồng sở hữu mảnh đất (người con thứ 3 và thứ 4 còn sống) và những người thừa kế của những người đã chết cần làm thủ tục kê khai di sản. Cụ thể như sau:
Trước tiên, bạn cần nộp 1 bộ hồ sơ cho phòng công chứng, bao gồmbản sao công chứng các giấy tờ sau:
-Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ và người nhận di sản thừa kế
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
- Giấy chứng tử của những người đã chết
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người để lại di sản
Tiếp đó,Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBNDphườngnơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Nếu đồng ý với thông báo của công chứng viên,vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhậndi sản thừa kế.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc thừa kế không theo di chúc (thừa kế theo pháp luật) được quy đinh như sau:
Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Những người thừa kế theo quy định tại Đièu 676 được phép thừa hưởng phần tài sản từ người đã chết.
Sau khi kê khai di sản, sẽ đến bước làm thủ tục cấp sổ đỏ. Nếu diện tích mảnh đất đủ để chia cho các đồng sở hữu và người thừa kế, thì làm thủ tục tách thửa. Còn nếu tất cả thống nhất để 1 người đứng tên thì cần có văn bản uỷ quyền phân định rõ quyền lợi của từng người. Khi bán đất thì quyền lợi cũng được chia tương ứng. Tất cả các thủ tục đều cần có chữ kí của các đồng sở hữu và người thừa kế.
Thủ tục xin cấp sổ đỏ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đủ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất cấp huyện.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế.
Bước 4: Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
Bước 5: Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo mẫu).
+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, phiếu lấy ý kiến khu dân cư.
+ Trích lục hoặc trích đo..
+ Biên bản xét duyệt hội đồng xét cấp giấy xã.
+ Thông báo công khai hồ sơ (15 ngày).
+ 02 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Mẫu 01/LPTB - nếu có).
+ 02 Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01-05/TSDĐ- nếu có).
+ 02 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu 11/TK-TNCN- nếu có).
+ 02 bản giấy tờ khác có liên quan việc miễn giảm nộp tiền sử dụng (nếu có).
+ 02 Đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (nếu có).
+ Bản án của tòa án, biên bản thi hành án, quyết định thi hành án của cơ quan thẩm quyền, quyết định các cấp (nếu có).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận