Người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có quyền thuê trụ sở văn phòng đại diện, có quyền kí kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại văn phòng và ký hợp đồng mua sắm các trang thiết bị phục vụ công việc của văn phòng đại diện
Hỏi: Tôi có một số vấn đề không hiểu về văn phòng đại diệnện cho thương nhân nước ngoài, xin quý luật sư giải đáp giúp 1 số vấn đề như sau:
1) Người đứng đầùu văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng thuê trụ sở thành lập VPĐD hay không?
2) Người đứng đầu văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng lao động với người lao động với con dấu của VPĐD hay không?
3) Người đứng đầu văn phòng đại diện có được ký kết hợp đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của VPĐD với con dấu của VPĐD hay không? (Tiến Hải - Hải Phòng)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ vào quy định tại Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP như sau:
"Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau:
1. Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện.
2. Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Người đứng đầu Chi nhánh tại Việt Nam;
b) Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không cần uỷ quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;
c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
3. Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết".
Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy địnhquyền của Văn phòng đại diện như sau:
"1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật".
Như vậy, với tư cách là người đại diện theo pháp luật của văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài ở Việt Nam, người đứng đầu văn phòng đại diện có quyền thuê trụ sở văn phòng đại diện, có quyền kí kết hợp đồng lao động với người lao động làm việc tại văn phòng và ký hợp đồng mua sắm các trang thiết bị phục vụ công việc của văn phòng đại diện.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận