-->

Tư vấn về đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ cao tuổi

Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:...

Hỏi: Đơn vị em có trường hợp người lao động đã quá tuổi nghỉ hưu (70 tuổi) chưa tham gia BHXH ở đơn vị nào khác. Hiện tại đang làm việc ở đơn vị em. Nếu bên em tham gia BHXH, YT, TN cho người lao động này thì sau này quyền lợi của họ có được giải quyết các quyền lợi hay không? Còn nếu không tham gia cho họ thì có bị xử lý gì không? (Văn Cương - Hà Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, nếu bên đơn vị bạn đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động đó, thì quyền lợi của người đó vẫn được giải quyết khi người đó có đủ số năm đóng BHXH (theo Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội) hoặc đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội) hoặc có thể rút BHXH một lần (quy định tại Điều 55 và Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội) và các quyền lợi được hưởng trong BHYT và BH thất nghiệp.

Thứ hai, nếu như bạn không đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT cho người lao động thì bạn phải chịu xử phạt hành chính là phạt tiền.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội: “Điều 7: Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:1. Phạt tiền:a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động. ...2. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt;b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt”.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế:“Điều 6: Hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động:1.Phạt tiền theo các mức sau:a)Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm từ 01 đến 10 người lao động; ...2. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);c) Buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT”.

Do đó, nếu như bạn không đóng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp, BHYT bắt buộc cho người lao động của bạn, bạn có thể chịu mức phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 6.000.000 đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.