-->

Tư vấn pháp luật về việc chia đất khi bố đã quên mất bản di chúc để ở đâu

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về việc chia đất khi bố đã quên mất bản di chúc để ở đâu.

Hỏi: Bố tôi có viết một bản di chúc từ năm 1997, và có viết là nếu sau này anh trai tôi không có đất ở cơ quan làm việc thì sẽ được về chia đất với tôi. Và có ghi là được họp trước đại gia đình, thế nhưng tôi và các anh chị trong nhà khác đều không được biết, và bản di chúc đó chỉ có chữ ký của một mình bố tôi và có dấu đỏ của xã. Tôi không hề biết gì về bản di chúc đó, bố tôi và anh trai cũng không hề nói gì cho đến năm 2011, tôi làm bìa đỏ toàn bộ bãi đất này, trước khi làm thì tôi và địa chính xã cũng vào trực tiếp hỏi ý kiến bố, thì ông bảo cho làm tất và cũng không có nói gì thêm. Bìa đỏ được ghi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lâu dài và suốt 16, 17 năm đó đều không có vấn đề gì không hề có tranh chấp hay hỏi han gì về đất đai, tôi cũng tu sửa và xây đắp rất nhiều lần, anh trai tôi cũng được cấp đất mặt đường và cũng được đền bù đất trồng màu rất nhiều. Cho đến năm 2015, do làm ăn thua lỗ anh tôi mới mang di chúc đó ra bảo tôi chia đất khi đó bố tôi vẫn sống, tôi mang bản di chúc anh photo đưa bố tôi xem vào hỏi bố thì ông nói di chúc này viết lâu quá rồi nên quên mất. Giờ không chia gì hết, đứa nào có đất đứa đấy ở và ông hủy bỏ bản photo đó nhưng lại không viết lại bản khác vì thực sự không nghĩ là sự việc lại nghiêm trọng như vậy. Khi đó bố cũng bảo tôi gọi điện cho anh trai bảo về giải quyết mấy lần nhưng anh không về, sự việc lắng xuống cho đến khi ông mất vào cuối năm ngoái thì bây giờ anh tôi lại mang bản di chúc gốc kia ra để đòi đất với tôi. Đến bây giờ các anh chị em có tiếng nói trong nhà cũng vào hùa với anh tôi, cũng khuyên tôi nên cắt đất để đỡ phải ra tòa. Tôi thực sự muốn nhịn cũng không được, và bây giờ anh tôi đang mang bản di chúc đó ra tòa kiện tôi. Vậy không biết là tôi có phải chia đất nếu có sự can thiệp của pháp luật không, quy định thế nào mong luật sự giải đáp giúp tôi. (Đặng Hùng - Thái Bình)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Điều 99Luật đất đai 2013quy định các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có Điểm c Khoản 1:

"Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;"

Hay theo Khoản 4 Điều 49Luật đất đai 2003vào thời điểm bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Luật đang có hiệu lực:

"Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất."

Trong trường hợp của bạn, bố của bạn đã đồng ý để bạn đứng tên mảnh đất vào năm 2011, hay nói cách khác đây là trường hợp bố bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho bạn. Sau khi việc tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai vào thời điểm đó, mảnh đất đó sẽ thuộc quyền sử dụng của bạn.

Mảnh đất đó ban đầu thuộc quyền sử dụng của cá nhân bố bạn, sau đó năm 2011 đã thuộc quyền sử dụng của cá nhân bạn. Vào thời điểm trước đó, do mảnh đất là của bố bạn nên bố bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc đối với mảnh đất này: (Điều 631Bộ luật dân sự 2005)

"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."

Mà theo Khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là:

"Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này."

Tóm lại, di chúc chỉ bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm người có tài sản chết và tài sản đó vẫn thuộc tài sản của cá nhân người để lại di chúc hợp pháp. Tuy nhiên, vào thời điểm bố bạn chết, mảnh đất đó đã thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn, vì vậy, bản di chúc đối với mảnh đất đó là vô hiệu.

Vì vậy, trong trường hợp bạn được tặng cho quyền sử dụng đất từ bố bạn đúng pháp luật thì không ai có thể khởi kiện để đòi lại mảnh đất đó từ bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.