Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về trường hợp tài sản kê biên bị lất mất.
Hỏi:Tôi là người được giao bảo quản tài sản̉n kê biên. Trong lúc tôi vắng nhà, có người (chủ nợ trong vụ án có tên và địa chỉ cụ thể) đến và lấy đii 1 tượng Phậṭt Di Lặc (1 trong những tài sản bị kê biên).Tôi đã báo ngay cho cán bộ điều tra thụ lý chính của vụ án bằng điện thoại, và trong quá trình điều tra, cán bộ này đã hứa sẽ lấy lại tượng Phật Di Lặc cho tôi, nhưng họ đã không thực hiện. Đến nay, cơ quan Thi hành án đến kiểm kê tài sản kê biên thì thiếu đi 1 tượng Phật Di Lặc. Tôi đã trình bày với cơ quan Thi hành án với nội dung như trên, nhưng họ buộc tôi phải có tượng Phật Di lặc để Thi hành án và gia hạn cho tôi trong thời gian nhất định nếu không tôi phải chịu trách nhiệm hình sựự trước Pháp luật. Tôi đã gọi và trình bày sự việc cho Cán bộ điều tra thụ lý vụ án, cán bộ này nói đã gọi cho người đã tới lấy tài sản của tôi. Nhưng đến nay đã quá thời gian được gia hạn nhưng cán bộ điều tra vẫn chưa trả lời cho tôi. Trong trường hợp này tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? (Phát Tài - Bắc Giang)
Điều 310 Bộ luật Hình sự có quy định đối với tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản như sau:
"1. Người nào được giao giữ tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong mà có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Phá huỷ niêm phong;
b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc huỷ hoại tài sản bị kê biên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không thể chứng minh được có người đến và tự ý lấy đi bức tượng Phật Di Lặc đó và bạn không cố ý để chuyện đó xảy rathì bạn có thể sẽ thuộc trường hợp tại Điểm b Khoản 1 Điều 310 Bộ luật Hình sự:
Tiêu dùngtài sản bị kê biên là dùng tài sản đã bị kê biên vào việc sinh hoạt hàng ngày như: lúa, gạo đã bị kê biên nhưng vẫn đem xay xát để nấu ăn; phân đạm đã bị kê biên nhưng vẫn đem bón ruộng; vật liệu xây dựng đã bị kê biên nhưng vẫn sử dụng để xây nhà.v.v…
Chuyển nhượngtài sản bị kê biên là dùng tài sản đã bị kê biên để bán, để đổi, để cho hoặc cho mượn, tức là người được giao giữ bị kê biên đã không thực hiện nghĩa vụ bảo quản, cất giữ mà đem tài sản đó chuyển dịch cho người khác.
Đánh tráotài sản bị kê biên là dùng tài sản cùng loại tương tự như tài sản bị kê biên (thường là tài sản có giá trị thấp hơn tài sản bị kê biên) để đổi lấy tài sản đã bị kê biên.
Cất giấutài sản bị kê biên là đem tài sản đã bị kê biên cất giấu để cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan thi hành án dân không xử lý được tài sản đã bị kê biên, vì tài sản bị kê biên không còn nữa. Thông thường, người có hành vi cất giấu tài sản bị kê biên thường nại ra là bị mất trộm, bị thất lạc…
Huỷ hoạitài sản là làm cho tài sản bị kê biên mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn.
Khung hình phạt cơ bản đối với tội phạm này làbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ hainăm đến bảynăm nếu phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung làngười phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận