Trong thực tế, đối với mỗi một hành vi cụ thể, ranh giới giữa không có tội và phạm tội rất mong manh, khó xác định. Nếu không nhận thúc và hiểu biết đúng đắn đúng đắn trong mỗi hoàn cảnh thì rất dễ dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc oan sai.
1. Phạm tội là gì?
Phạm tội, hay trách nhiệm hình sự chính là chế tài của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Từ khái niệm Tội phạm được quy định tại Điều 8 nêu trên ta xác định được các yếu tố cấu thành của tội phạm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Yếu tố có lỗi;
- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện;
- Xâm phạm các mối quan hệ được quy định tại Bộ luật hình sự.
Do vậy không phải mọi hành vi đều cấu thành tội phạm mà chỉ khi hành vi đó phải thỏa mãn cả 4 yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên thì mới xác định đấy là tội phạm.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2. Không có tội là gì?
Người không có tội được hiểu và có thể phân loại như sau:
- Người không thực hiện hành vi phạm tội.
- Người có hành vi nguy hiểm nhưng loại trừ trách nhiệm hình sự
- Người có hành vi nguy hiểm nhưng chưa đủ các yếu tố cấu thành về một tội phạm cụ thể (ví dụ: người trộm cắp số tiền nhỏ hơn 2 triệu đồng).
- Người có hành vi nguy hiểm nhưng không phạm vào bất cứ tội danh nào được quy định trong Bộ luật Hình sự (tức Bộ luật Hình sự không quy định là tội phạm đốì với hành vi đó).
- Người có hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015.
- Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 (Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015).
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015).
- Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. (Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015).
3. Ranh giới mong manh giữa không có tội và phạm tội
Ví dụ điển hình là tong khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực những năm gần đây có chuyển biến lớn, mạnh mẽ thì rất ít cán bộ, đảng viên ở các vị trí lãnh đạo chủ trì các hành vi vi phạm kỷ luật bị đưa ra hầu tòa. Điều này chứng tỏ quyết tâm cao độ của Đảng ta trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Không có “vùng cấm” trong trận chiến khó khăn và phức tạp này. Dù là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng hay Tướng lĩnh, nếu phạm tội đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Vì vậy, chúng ta không khỏi xót xa khi thấy ngày nay ranh giới giữa không có tội và phạm tội càng mong manh.
Trong vụ đại án AIC liên quan đến vi phạm đầu tư công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, trước những cáo buộc được đưa ra tòa, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành được luật sư bào chữa cho rằng nhận số tiền 14,5 tỷ đồng “không vi phạm pháp luật mà chỉ vi phạm đạo đức”. Ông Phan Huy Anh Vũ, nguyên Giám đốc bệnh viện kiêm Giám đốc sở Y tế tỉnh Đồng Nai cũng cho biết số tiền 14,8 tỷ đồng mà ông nhận được từ Tổng Giám đốc AIC bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là tấm vé tri ân sau khi trúng đấu thầu.
Quà tặng chỉ được coi là quà tặng nếu nó không mang nhiều ý nghĩa về giá trị vật chất và được tặng cho người không có mối quan hệ ràng buộc hoặc phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện công vụ. Thời điểm nhận, các quan chức này có quyền quyết định có cấp phép hay không, điều đó có nghĩa là các công ty đang phụ thuộc vào họ. Vì vậy, quan chức nhận tiền lúc này đương nhiên là nhận hối lộ, không thể gọi là cảm ơn được. Ngoài ra, chúng ta đều hiểu rằng số tiền lên tới hàng tỷ đồng không phải là món quà tình cảm thông thường.
Hay ví dụ như khi nào được xem là “phòng vệ chính đáng”, “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, hay không được xem là phòng vệ. Điều này phải căn cứ vào mỗi vụ việc cụ thể, do mức độ và hậu quả của hành động đó, ngoài việc xem xét các yếu tố thúc đẩy, các yếu tố liên quan khi chủ thể thực hiện hành động đó… từ đó đưa ra kết luận chủ thể đã vượt quá giới hạn hay chưa. Không thể phủ nhận rằng đó chỉ đơn giản là một quyết định khách quan và mang tính cá nhân, vì nó dựa trên cảm tính hơn là những tiêu chuẩn hay chuẩn mực.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Bình luận