Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện...
Hỏi: Hện nay tôi đang là hiệu trưởng 1 trường mầm non tư thục và cũng là thành viên góp vốn (30% vốn góp) trong thời gian hoạt động là 49 năm. Tuy nhiên, đất thuê để xây dựng trường lại là thuê của vợ chồng ông bà A B mà ông A lại là thành viên góp vốn (70%) với thời hạn 10 năm.Hiện tại trường học đang hoạt động rất tốt, thu về ổn định thì ông A lại cố tình gạt tôi ra khỏi trường bằng cách đơn phương gửi sở giáo dục đào tạo miễn chức danh hiệu trưởng của tôi. Tôi yêu cầu tiếp tục hoạt động trường tư thục thì phía gia đình ông A lại không chịu kí tiếp hợp đồng thuê đất nên tôi cũng không thể làm cách nào khác. Yêu cầu giải thể trường thì ông A không chấp nhận nói chung ông A dựa vào vị thế là chủ tịch hội đồng thànhviênvà là người có vốn góp cao hơn nên khước từ mọi yêu cầu của tôi muốn chiếm đoạt hết công sức cũng như phần vốn góp của tôi.Đối với đất thuê hết hạn mà bên phía cho thuê không muốn cho thuê nữa thì cơ sở vật chất kĩ thuật chúng tôi xây dựng trên đất sẽ được xử lý thế nào ( 2 bên trước đây không có thỏa thuận gì, và bây giờ thì càng không thể thỏa thuận)(Nguyễn Hoa - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Xử lý tài sản trên đất khi hợp đồng thuê hết hạn:
Theo quy định củaBộ luật dân sự 2005
"Điều703.Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất:Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai
Điều 713. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất:1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:a) Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê;b) Theo thoả thuận của các bên;c) Nhà nước thu hồi đất;d) Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê;e) Diện tích đất thuê không còn do thiên tai;g) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thoả thuận của các bên".
Theo thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của bạn đã hết hạn và phía bên cho thuê không muốn cho thuê nữathì tài sản được giải quyết dựa trên thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì bạn nên làm đơn ra tòa để bào vệ quyền, lợi ích của mình.
Thứ hai: Trong trường hợp này, anh có quyền chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên của công ty ( cho ông A ), nếu như ông A không mua hoặc mua không hết anh được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài không phải là thành viên của công ty, theo quy định tại khoản 1 điều 53 luật doanh nghiệp 2014.
"Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp: 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họtrongcông ty với cùng điều kiện;b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lạiquy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hếttrongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán".
Nếu như người ngoài không đồng ý mua phần vốn góp của anh trong công ty, anh có thể làm thủ tục yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình theo hướng dẫn tại điều 52 luật doanh nghiệp 2014
"Điều 52. Mua lại phần vốn góp:1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghịquyếtcủa Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:a) Sửa đổi, bổ sung các nội dungtrongĐiều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;b) Tổ chức lại công ty;c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên".
Hai trường hợp vừa nêu trên là cách anh có thể rút phần vốn góp của mình ra khỏi công ty.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận